Viện thăm dò Pháp LH2 kết hợp với Yahoo! đã thực hiện một cuộc điều tra dư luận ngay sau cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng cử viên tổng thống Pháp tối 2/5.
Mục đích của cuộc thăm dò là ước định ảnh hưởng của của cuộc tranh luận đối với cử tri và những tác động của nó đối với vòng hai bầu cử tổng thống Pháp sẽ diễn ra ngày 6/5.
Theo kết quả thăm dò, ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) François Hollande dường như được khán giả truyền hình thấy "nghiêm túc" hơn trong cuộc tranh luận, với sự ủng hộ của 48% số người tham gia bình chọn so với 44% của ứng cử viên cánh hữu Nicolas Sarkozy (Liên minh vì Phong trào Nhân dân - UMP).
Ông Hollande cũng được đánh giá là người gây được thiện cảm hơn, với 48% số người bình chọn, trong khi Sarkozy chỉ nhận được 26%. Còn lại 26% số người được hỏi không có ý kiến ủng hộ ứng cử viên nào.
Là người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc một tổng thống Cộng hòa gần gũi với quần chúng nhân dân trong kết luận của mình, ông Hollande được 47% khán giả bình chọn là người quan tâm đến đến các lo lắng của họ nhất, trong khi số điểm dành cho Sarkozy chỉ đạt 33%. Trong khi đó, 20% còn lại cho rằng không ai gần gũi với các mối quan tâm của họ.
46% số người theo dõi truyền hình có cảm giác rằng ứng cử viên PS thành thật hơn, trong khi số người nhận xét như vậy đối với Sarkozy chỉ có 33% cho dù ông chính là người đầu tiên nêu yêu cầu về một cuộc tranh luận "trung thực và xác thực."
Hollande cũng được nhiều người đánh giá là tự tin hơn, với 43% so với 30% của Sarkozy. Sự đối lập thường xuyên giữa các đề xuất của hai ứng cử viên và tổng kết nhiệm kỳ của Tổng thống mãn nhiệm, đặc biệt trong các vấn đề việc làm, tăng trưởng và sức mua, càng làm củng cố tình cảm này.
Tuy nhiên, Sarkozy dường như được nhiều đánh giá là có thể trông cậy hơn, với bình chọn của 48% số người được hỏi so với 42% của đối thủ cánh tả. Ông cũng được bầu là người tinh thông hơn (47% so với 41%). Trong khuôn khổ cuộc tranh luận, ứng cử viên viên UMP được coi là người có tầm vóc của một tổng thống cộng hòa hơn (50% so với 43%).
Nói tóm lại, về mặt hình ảnh, ông François Hollande có vẻ nhỉnh hơn so với Tổng thống mãn nhiệm, nhưng về phương diện tranh luận theo từng chủ đề, đánh giá của khán giả truyền hình dường như phân tán hơn.
Về khía cạnh đối ngoại, tất nhiên đặc quyền thuộc về Tổng thống mãn nhiệm. Ông Sarkozy cho thấy là người thuyết phục hơn. Chẳng hạn, về vai trò của Pháp trên trường quốc tế, ông được đánh giá là chắc chắn nhất với 51% số khán giả bình chọn, trong khi Hollande chỉ có 30%.
Về các vấn đề liên quan đến châu Âu cũng có kết quả khá chênh lệch nghiêng về Sarkozy, 49% so với 35%. Rõ ràng, Sarkozy được hưởng lợi từ những kinh nghiệm có được trong 5 năm làm tổng thống, trong khi Hollande chưa bao giờ làm bộ trưởng.
Nicolas Sarkozy cũng là người được đánh giá cao hơn Hollande trong vấn đề quản lý nhập cư (48% so với 34%), một vấn đề mà ông đã đưa ra được nhiều đề xuất trong thời gian vận động tranh cử.
Tổng thống mãn nhiệm cũng được hưởng lợi thế về khía cạnh kinh tế, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tại châu Âu. 44% khán giả truyền hình cho rằng ông đã tỏ ra thuyết phục hơn về các vấn đề kinh tế nói chung (so với 38% giành cho Hollande). Chẳng hạn, ông có vẻ chắc chắn hơn về khía cạnh làm chủ chi tiêu công (46% so với 34%) cũng như khía cạnh giảm nợ công (45% so với 33%).
Ngược lại, ông Sarkozy đã phải gánh hậu quả trong các chủ đề cốt lõi mà ông từng đề cập tại chiến dịch tranh cử năm 2007 nhưng không thực hiện được. 45% số người theo dõi truyền hình khẳng định Hollande đã tỏ ra thuyết phục hơn Sarkozy (27%) về vấn đề sức mua. 43% đánh giá ứng cử viên cánh tả đáng tin cậy hơn đối thủ cánh hữu (34%) về chủ đề việc làm.
Về vấn đề hưu trí, số điểm bầu chọn cho hai ứng cử viên cử viên không có nhiều chênh lệch, với 41% cho Sarkozy và 40% cho Hollande.
Về giáo dục, một chủ đề được Hollande lấy làm một trục trong cương lĩnh tranh cử, ông tỏ ra vượt trội so với đối thủ, với 55% số khán giả bầu chọn.
Về đấu tranh chống bất bình đẳng xã hội, ông được 58% khán giả truyền hình đánh giá cao. Trong cả hai chủ đề này, Sarkozy chỉ giành được sự đồng ý của 19% khán giả.
Xét tổng thể, ứng cử viên nào thuyết phục hơn trong cuộc tranh luận? 45% khán giả truyền hình trả lời ủng hộ François Hollande và 41% ủng hộ Nicolas Sarkozy.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng cuộc tranh luận đã không gây bất cứ tác động nào đến ý định bỏ phiếu của những người đã theo dõi truyền hình tối 2/5. Trước tranh luận, 52% khán giả có ý định bỏ phiếu cho Hollande, 48% bỏ phiếu cho Sarkozy.
Sau "cuộc đọ sức tay đôi", tương quan lực lượng vẫn giư nguyên: 52% số người được hỏi tuyên bố có ý định bỏ phiếu cho Hollande, 48% cho Sarkozy.
Vì vậy, tạm thời suy ra rằng ý định bỏ phiếu ở cấp độ toàn thể cử tri đã không bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên của cánh tả và cánh hữu.
Kết quả này không khác biệt nhiều so với kết quả nói chung của các điều tra dư luận kéo dài trước đó, với 53% cử tri ủng hộ Hollande và 47% ủng hộ Sarkozy./.
Mục đích của cuộc thăm dò là ước định ảnh hưởng của của cuộc tranh luận đối với cử tri và những tác động của nó đối với vòng hai bầu cử tổng thống Pháp sẽ diễn ra ngày 6/5.
Theo kết quả thăm dò, ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) François Hollande dường như được khán giả truyền hình thấy "nghiêm túc" hơn trong cuộc tranh luận, với sự ủng hộ của 48% số người tham gia bình chọn so với 44% của ứng cử viên cánh hữu Nicolas Sarkozy (Liên minh vì Phong trào Nhân dân - UMP).
Ông Hollande cũng được đánh giá là người gây được thiện cảm hơn, với 48% số người bình chọn, trong khi Sarkozy chỉ nhận được 26%. Còn lại 26% số người được hỏi không có ý kiến ủng hộ ứng cử viên nào.
Là người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc một tổng thống Cộng hòa gần gũi với quần chúng nhân dân trong kết luận của mình, ông Hollande được 47% khán giả bình chọn là người quan tâm đến đến các lo lắng của họ nhất, trong khi số điểm dành cho Sarkozy chỉ đạt 33%. Trong khi đó, 20% còn lại cho rằng không ai gần gũi với các mối quan tâm của họ.
46% số người theo dõi truyền hình có cảm giác rằng ứng cử viên PS thành thật hơn, trong khi số người nhận xét như vậy đối với Sarkozy chỉ có 33% cho dù ông chính là người đầu tiên nêu yêu cầu về một cuộc tranh luận "trung thực và xác thực."
Hollande cũng được nhiều người đánh giá là tự tin hơn, với 43% so với 30% của Sarkozy. Sự đối lập thường xuyên giữa các đề xuất của hai ứng cử viên và tổng kết nhiệm kỳ của Tổng thống mãn nhiệm, đặc biệt trong các vấn đề việc làm, tăng trưởng và sức mua, càng làm củng cố tình cảm này.
Tuy nhiên, Sarkozy dường như được nhiều đánh giá là có thể trông cậy hơn, với bình chọn của 48% số người được hỏi so với 42% của đối thủ cánh tả. Ông cũng được bầu là người tinh thông hơn (47% so với 41%). Trong khuôn khổ cuộc tranh luận, ứng cử viên viên UMP được coi là người có tầm vóc của một tổng thống cộng hòa hơn (50% so với 43%).
Nói tóm lại, về mặt hình ảnh, ông François Hollande có vẻ nhỉnh hơn so với Tổng thống mãn nhiệm, nhưng về phương diện tranh luận theo từng chủ đề, đánh giá của khán giả truyền hình dường như phân tán hơn.
Về khía cạnh đối ngoại, tất nhiên đặc quyền thuộc về Tổng thống mãn nhiệm. Ông Sarkozy cho thấy là người thuyết phục hơn. Chẳng hạn, về vai trò của Pháp trên trường quốc tế, ông được đánh giá là chắc chắn nhất với 51% số khán giả bình chọn, trong khi Hollande chỉ có 30%.
Về các vấn đề liên quan đến châu Âu cũng có kết quả khá chênh lệch nghiêng về Sarkozy, 49% so với 35%. Rõ ràng, Sarkozy được hưởng lợi từ những kinh nghiệm có được trong 5 năm làm tổng thống, trong khi Hollande chưa bao giờ làm bộ trưởng.
Nicolas Sarkozy cũng là người được đánh giá cao hơn Hollande trong vấn đề quản lý nhập cư (48% so với 34%), một vấn đề mà ông đã đưa ra được nhiều đề xuất trong thời gian vận động tranh cử.
Tổng thống mãn nhiệm cũng được hưởng lợi thế về khía cạnh kinh tế, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tại châu Âu. 44% khán giả truyền hình cho rằng ông đã tỏ ra thuyết phục hơn về các vấn đề kinh tế nói chung (so với 38% giành cho Hollande). Chẳng hạn, ông có vẻ chắc chắn hơn về khía cạnh làm chủ chi tiêu công (46% so với 34%) cũng như khía cạnh giảm nợ công (45% so với 33%).
Ngược lại, ông Sarkozy đã phải gánh hậu quả trong các chủ đề cốt lõi mà ông từng đề cập tại chiến dịch tranh cử năm 2007 nhưng không thực hiện được. 45% số người theo dõi truyền hình khẳng định Hollande đã tỏ ra thuyết phục hơn Sarkozy (27%) về vấn đề sức mua. 43% đánh giá ứng cử viên cánh tả đáng tin cậy hơn đối thủ cánh hữu (34%) về chủ đề việc làm.
Về vấn đề hưu trí, số điểm bầu chọn cho hai ứng cử viên cử viên không có nhiều chênh lệch, với 41% cho Sarkozy và 40% cho Hollande.
Về giáo dục, một chủ đề được Hollande lấy làm một trục trong cương lĩnh tranh cử, ông tỏ ra vượt trội so với đối thủ, với 55% số khán giả bầu chọn.
Về đấu tranh chống bất bình đẳng xã hội, ông được 58% khán giả truyền hình đánh giá cao. Trong cả hai chủ đề này, Sarkozy chỉ giành được sự đồng ý của 19% khán giả.
Xét tổng thể, ứng cử viên nào thuyết phục hơn trong cuộc tranh luận? 45% khán giả truyền hình trả lời ủng hộ François Hollande và 41% ủng hộ Nicolas Sarkozy.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng cuộc tranh luận đã không gây bất cứ tác động nào đến ý định bỏ phiếu của những người đã theo dõi truyền hình tối 2/5. Trước tranh luận, 52% khán giả có ý định bỏ phiếu cho Hollande, 48% bỏ phiếu cho Sarkozy.
Sau "cuộc đọ sức tay đôi", tương quan lực lượng vẫn giư nguyên: 52% số người được hỏi tuyên bố có ý định bỏ phiếu cho Hollande, 48% cho Sarkozy.
Vì vậy, tạm thời suy ra rằng ý định bỏ phiếu ở cấp độ toàn thể cử tri đã không bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên của cánh tả và cánh hữu.
Kết quả này không khác biệt nhiều so với kết quả nói chung của các điều tra dư luận kéo dài trước đó, với 53% cử tri ủng hộ Hollande và 47% ủng hộ Sarkozy./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)