Mẹ của nhà sáng lập Wikileaks vừa cho biết ông Julian Assange đang rất "phấn chấn" với sự ủng hộ của công chúng kể từ khi ông chạy vào sứ quán Ecuador ở London xin tị nạn chính trị.
Bà Christine Assange cho biết bà đã nói chuyện với con trai mình hồi cuối tuần qua và ông Assange đang có "tinh thần tốt."
Ông Assange hiện đang tràn trề hy vọng là Ecuador sẽ cho phép ông tị nạn chính trị. "Đã lâu rồi, tôi chưa từng thấy Assange thanh thản và thoải mái như vậy.
Assange muốn những người ủng hộ mình biết là Assange đang cảm thấy phấn chấn với sự ủng hộ này và đang có tinh thần chiến đấu cao," bà Assange nói.
Phát biểu từ nhà riêng ở Australia, bà Assange nói bà không biết lý do tại sao ông Assange lựa chọn Ecuador để xin tị nạn chính trị, song bà cũng phát biểu: "Theo tôi nghĩ thì đó là do Ecuador không phải là nước bợ đỡ Mỹ giống như Thụy Điển, Anh và Australia."
Bà Assange cho rằng Tổng thống Ecuador, Rafael Correa, đã bày tỏ sự thông cảm và sẽ không dễ gì bị "bắt nạt," tuy nhiên bà cũng đã nghe nói Mỹ đang đe dọa sẽ rút lại hàng tỷ USD tiền viện trợ cho Ecuador nếu như nước này cho phép ông Assange tị nạn.
Theo bà Assange, Chính phủ Australia, vốn đã không can thiệp để bảo vệ lợi ích cho ông Assange, giờ chẳng "khác gì một con rối của Mỹ."
Ông Assange, 40 tuổi, hiện đang xin tị nạn chính trị nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông có thể bị truy tố về tội cưỡng bức và xâm hại tình dục, các cáo buộc mà ông đã từng phủ nhận.
Ông Assange lo sợ rằng nếu bị đưa về Thụy Điển thì sau đó ông sẽ bị dẫn độ về Mỹ, nơi ông có thể bị tử hình vì tiết lộ những bí mật của nước này.
Trong khi đó, nhà chức trách Thụy Điển cho biết họ muốn thẩm vấn ông Assange vì những cáo buộc liên quan đến tội cưỡng bức.
Đến nay đã có năm nước liên quan đến vụ scandal này, tuy nhiên bà Assange cho rằng: "Sự việc không hề phức tạp. Nó chỉ là một vấn đề hết sức đơn giản."
Bà Assange cũng lo ngại rằng một bồi thẩm đoàn của Mỹ đã bí mật kết tội Assange và những cáo buộc liên quan đến cưỡng bức chỉ đơn giản là nhằm bắt Assange ở Thụy Điển trước khi bị dẫn độ về Mỹ.
Hồi tuần trước, Giám đốc Viện công tố Thụy Điển, Marianne Ny, cho biết bà không bình luận gì về đơn xin tị nạn của ông Assange, tuy nhiên bà nói thêm: "Một lá đơn xin tị nạn chính trị không liên quan gì đến việc điều tra tội phạm ở Thụy Điển.
Trong khi đó nhà chức trách Thụy Điển cho biết họ đã ra lệnh truy nã ở châu Âu đối với ông Assange và điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp nước này./.
Bà Christine Assange cho biết bà đã nói chuyện với con trai mình hồi cuối tuần qua và ông Assange đang có "tinh thần tốt."
Ông Assange hiện đang tràn trề hy vọng là Ecuador sẽ cho phép ông tị nạn chính trị. "Đã lâu rồi, tôi chưa từng thấy Assange thanh thản và thoải mái như vậy.
Assange muốn những người ủng hộ mình biết là Assange đang cảm thấy phấn chấn với sự ủng hộ này và đang có tinh thần chiến đấu cao," bà Assange nói.
Phát biểu từ nhà riêng ở Australia, bà Assange nói bà không biết lý do tại sao ông Assange lựa chọn Ecuador để xin tị nạn chính trị, song bà cũng phát biểu: "Theo tôi nghĩ thì đó là do Ecuador không phải là nước bợ đỡ Mỹ giống như Thụy Điển, Anh và Australia."
Bà Assange cho rằng Tổng thống Ecuador, Rafael Correa, đã bày tỏ sự thông cảm và sẽ không dễ gì bị "bắt nạt," tuy nhiên bà cũng đã nghe nói Mỹ đang đe dọa sẽ rút lại hàng tỷ USD tiền viện trợ cho Ecuador nếu như nước này cho phép ông Assange tị nạn.
Theo bà Assange, Chính phủ Australia, vốn đã không can thiệp để bảo vệ lợi ích cho ông Assange, giờ chẳng "khác gì một con rối của Mỹ."
Ông Assange, 40 tuổi, hiện đang xin tị nạn chính trị nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông có thể bị truy tố về tội cưỡng bức và xâm hại tình dục, các cáo buộc mà ông đã từng phủ nhận.
Ông Assange lo sợ rằng nếu bị đưa về Thụy Điển thì sau đó ông sẽ bị dẫn độ về Mỹ, nơi ông có thể bị tử hình vì tiết lộ những bí mật của nước này.
Trong khi đó, nhà chức trách Thụy Điển cho biết họ muốn thẩm vấn ông Assange vì những cáo buộc liên quan đến tội cưỡng bức.
Đến nay đã có năm nước liên quan đến vụ scandal này, tuy nhiên bà Assange cho rằng: "Sự việc không hề phức tạp. Nó chỉ là một vấn đề hết sức đơn giản."
Bà Assange cũng lo ngại rằng một bồi thẩm đoàn của Mỹ đã bí mật kết tội Assange và những cáo buộc liên quan đến cưỡng bức chỉ đơn giản là nhằm bắt Assange ở Thụy Điển trước khi bị dẫn độ về Mỹ.
Hồi tuần trước, Giám đốc Viện công tố Thụy Điển, Marianne Ny, cho biết bà không bình luận gì về đơn xin tị nạn của ông Assange, tuy nhiên bà nói thêm: "Một lá đơn xin tị nạn chính trị không liên quan gì đến việc điều tra tội phạm ở Thụy Điển.
Trong khi đó nhà chức trách Thụy Điển cho biết họ đã ra lệnh truy nã ở châu Âu đối với ông Assange và điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp nước này./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)