Ngày 26/1, một ngày sau khi đọc bản Thông điệp liên bang hàng năm trước lưỡng viện Quốc hội, Tổng thống Barack Obama, ứng cử viên gần như chắc chắn và duy nhất của đảng Dân chủ đã tới bang Iowa, mở đầu chiến dịch tái tranh cử chiếc ghế tổng thống nhiệm kỳ hai.
Chuyến vận động tranh cử “khai hỏa” của ông Obama kéo dài trong ba ngày tại bốn bang gồm Iowa ở vùng Tây Bắc, Nevada ở phía Tây, Arizona ở phía Tây Nam và Colorado ở khu vực Trung Tây.
Đây là bốn bang có đông đảo lực lượng cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, rất dễ dao động và được các chiến lược gia vận động tranh cử của ông Obama xác định là “mặt trận nóng” trong cuộc tranh giành chiếc ghế ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Phát biểu tại một nhà máy ở thành phố Cedar Rapids thuộc bang Iowa, ông Obama một lần nữa nhấn mạnh tinh thần bản thông điệp liên bang, theo đó sẽ xây dựng một nước Mỹ công bằng hơn bằng việc tăng gấp đôi mức thuế đối với thiểu số những người giàu có nhất, những người mà ông cho là “được đỡ đầu nhiều thập kỷ qua” bởi giới thượng lưu của đảng Cộng hòa tại Washington.
Ông Obama cam kết sẽ đưa nền kinh tế Mỹ ra khỏi tình trạng xuất khẩu việc làm ra nước ngoài, nợ nần chồng chất và có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống ngân hàng, tài chính.
Ông bày tỏ hy vọng về một tương lai xán lạn hơn cho các thế hệ người Mỹ bằng các cam kết gia tăng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục-đào tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, đồng thời có những chính sách khuyến khích đối với những công ty Mỹ có nhiều sáng kiến đưa việc làm từ nước ngoài trở lại nước này.
Chiến dịch vận động tái tranh cử của ông Obama được bắt đầu đúng lúc kinh tế Mỹ xuất hiện thêm một số dấu hiệu tích cực và các kết quả thăm dò cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Obama đang có chiều hướng nhích dần lên.
Theo kết quả thăm dò của Nhật báo phố Wall và kênh NBC News công bố ngày 26/1, tỷ lệ cử tri đồng tình với sự điều hành đất nước của ông Obama hiện ở mức 48% so với 46% không ủng hộ. Đây là lần đầu tiên trong bảy tháng qua số người ủng hộ ôngOÔbama cao hơn số người không ủng hộ.
Có khoảng 45% tán thành cách thức ông Obama điều hành nền kinh tế, tăng 6% so với cách đây một tháng.
Tuy vẫn có tới 60% người dân Mỹ được hỏi ý kiến nói rằng nước Mỹ đang đi trệch hướng, nhưng tỷ lệ cử tri có tâm trạng bi quan này cũng đã giảm 9% so với thời điểm tháng 12/2011 và so với tỷ lệ thất vọng ở đỉnh cao 74% hồi tháng 10/2011.
Sự nhìn nhận về hướng đi của đất nước được coi là một chỉ số quan trọng chi phối lá phiếu của cử tri trong các kỳ bầu cử ở Mỹ.
Trong lúc ông Obama bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử tại một bang ở phía Tây Bắc thì các ứng cử viên Cộng hòa lại đang dồn sức vào cuộc chạy đua vận động nước rút cho cuộc bầu cử sơ bộ quan trọng tiếp theo vào ngày 31/1 tại bang Florida ở tận cùng phía Đông Nam nước Mỹ.
Hai ứng cử viên sáng giá nhất là cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, người vừa bất ngờ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày 21/1 vừa qua tại bang South Carolina và cựu Thống đốc Mitt Romney đang liên tiếp mở các cuộc công kích nhằm hạ uy tín của nhau.
Cuộc khẩu chiến giữa hai chính khách này căng thẳng tới mức ông Karl Rove, chiến lược gia của đảng Cộng hòa, cựu cố vấn của Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush phải xuất hiện trên truyền hình để khuyên họ đừng cố tình gây thương vong lẫn nhau trước khi bước vào trận chung kết với đối thủ đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Obama.
Một diễn biến bất lợi cho ông Romney, người có lúc tưởng chừng đã sờ được một tay vào tấm phiếu đề cử của đảng Cộng hòa, là tỷ lệ cử tri Florida ủng hộ nhà triệu phú tư bản này giờ đây đã giảm 11% so với cách đây hơn một tuần.
Theo kết quả thăm dò công bố ngày 25/1 của tổ chức Quinnipiac University, ở thời điểm còn gần một tuần trước khi cử tri Florida đi bỏ phiếu, ông Gingrich đã vượt lên dẫn ông Romney với khoảng cách chênh lệch 4,5%.
Như vậy, kể từ sau cuộc bầu cử sơ bộ ngày 21/1 tại Carolina Nam, tỷ lệ cử tri Florida ủng hộ ông Gingrich đã tăng thêm 6%.
Thái độ do dự của ông Romney trong việc công khai mức thuế thấp 13,9%, chưa bằng nửa mức thuế của cô thư ký, đối với khoản thu nhập 21 triệu USD hàng năm được cho là một nguyên nhân làm giảm lòng tin của cư tri Florida và cử tri cả nước đối với vị cựu thống đốc 66 tuổi này.
Một chiến thắng tại bang Florida được coi là “có ý nghĩa quyết định” đối với cả hai ứng cử viên hàng đầu nói trên của đảng Cộng hòa./.
Chuyến vận động tranh cử “khai hỏa” của ông Obama kéo dài trong ba ngày tại bốn bang gồm Iowa ở vùng Tây Bắc, Nevada ở phía Tây, Arizona ở phía Tây Nam và Colorado ở khu vực Trung Tây.
Đây là bốn bang có đông đảo lực lượng cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, rất dễ dao động và được các chiến lược gia vận động tranh cử của ông Obama xác định là “mặt trận nóng” trong cuộc tranh giành chiếc ghế ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Phát biểu tại một nhà máy ở thành phố Cedar Rapids thuộc bang Iowa, ông Obama một lần nữa nhấn mạnh tinh thần bản thông điệp liên bang, theo đó sẽ xây dựng một nước Mỹ công bằng hơn bằng việc tăng gấp đôi mức thuế đối với thiểu số những người giàu có nhất, những người mà ông cho là “được đỡ đầu nhiều thập kỷ qua” bởi giới thượng lưu của đảng Cộng hòa tại Washington.
Ông Obama cam kết sẽ đưa nền kinh tế Mỹ ra khỏi tình trạng xuất khẩu việc làm ra nước ngoài, nợ nần chồng chất và có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống ngân hàng, tài chính.
Ông bày tỏ hy vọng về một tương lai xán lạn hơn cho các thế hệ người Mỹ bằng các cam kết gia tăng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục-đào tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, đồng thời có những chính sách khuyến khích đối với những công ty Mỹ có nhiều sáng kiến đưa việc làm từ nước ngoài trở lại nước này.
Chiến dịch vận động tái tranh cử của ông Obama được bắt đầu đúng lúc kinh tế Mỹ xuất hiện thêm một số dấu hiệu tích cực và các kết quả thăm dò cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Obama đang có chiều hướng nhích dần lên.
Theo kết quả thăm dò của Nhật báo phố Wall và kênh NBC News công bố ngày 26/1, tỷ lệ cử tri đồng tình với sự điều hành đất nước của ông Obama hiện ở mức 48% so với 46% không ủng hộ. Đây là lần đầu tiên trong bảy tháng qua số người ủng hộ ôngOÔbama cao hơn số người không ủng hộ.
Có khoảng 45% tán thành cách thức ông Obama điều hành nền kinh tế, tăng 6% so với cách đây một tháng.
Tuy vẫn có tới 60% người dân Mỹ được hỏi ý kiến nói rằng nước Mỹ đang đi trệch hướng, nhưng tỷ lệ cử tri có tâm trạng bi quan này cũng đã giảm 9% so với thời điểm tháng 12/2011 và so với tỷ lệ thất vọng ở đỉnh cao 74% hồi tháng 10/2011.
Sự nhìn nhận về hướng đi của đất nước được coi là một chỉ số quan trọng chi phối lá phiếu của cử tri trong các kỳ bầu cử ở Mỹ.
Trong lúc ông Obama bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử tại một bang ở phía Tây Bắc thì các ứng cử viên Cộng hòa lại đang dồn sức vào cuộc chạy đua vận động nước rút cho cuộc bầu cử sơ bộ quan trọng tiếp theo vào ngày 31/1 tại bang Florida ở tận cùng phía Đông Nam nước Mỹ.
Hai ứng cử viên sáng giá nhất là cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, người vừa bất ngờ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày 21/1 vừa qua tại bang South Carolina và cựu Thống đốc Mitt Romney đang liên tiếp mở các cuộc công kích nhằm hạ uy tín của nhau.
Cuộc khẩu chiến giữa hai chính khách này căng thẳng tới mức ông Karl Rove, chiến lược gia của đảng Cộng hòa, cựu cố vấn của Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush phải xuất hiện trên truyền hình để khuyên họ đừng cố tình gây thương vong lẫn nhau trước khi bước vào trận chung kết với đối thủ đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Obama.
Một diễn biến bất lợi cho ông Romney, người có lúc tưởng chừng đã sờ được một tay vào tấm phiếu đề cử của đảng Cộng hòa, là tỷ lệ cử tri Florida ủng hộ nhà triệu phú tư bản này giờ đây đã giảm 11% so với cách đây hơn một tuần.
Theo kết quả thăm dò công bố ngày 25/1 của tổ chức Quinnipiac University, ở thời điểm còn gần một tuần trước khi cử tri Florida đi bỏ phiếu, ông Gingrich đã vượt lên dẫn ông Romney với khoảng cách chênh lệch 4,5%.
Như vậy, kể từ sau cuộc bầu cử sơ bộ ngày 21/1 tại Carolina Nam, tỷ lệ cử tri Florida ủng hộ ông Gingrich đã tăng thêm 6%.
Thái độ do dự của ông Romney trong việc công khai mức thuế thấp 13,9%, chưa bằng nửa mức thuế của cô thư ký, đối với khoản thu nhập 21 triệu USD hàng năm được cho là một nguyên nhân làm giảm lòng tin của cư tri Florida và cử tri cả nước đối với vị cựu thống đốc 66 tuổi này.
Một chiến thắng tại bang Florida được coi là “có ý nghĩa quyết định” đối với cả hai ứng cử viên hàng đầu nói trên của đảng Cộng hòa./.
(TTXVN/Vietnam+)