Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva ngày 3/5 lên tiếng chỉ trích các quốc gia giàu có đã điều khiển cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khi kêu gọi người dân nghèo "thắt lưng buộc bụng," trong khi vẫn hưởng lợi từ hệ thống tài chính.
Xuất hiện lần đầu tiên sau 7 tháng điều trị căn bệnh ung thư thanh quản tại một hội nghị về đầu tư ở châu Phi do Ngân hàng phát triển Brazil tài trợ, ông Silva đã lên tiếng yêu cầu các quốc gia châu Âu chịu trách nhiệm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách kêu gọi người nghèo, công nhân và các chính phủ các nền kinh tế dễ tổn thương nhất thực hiện biện pháp khắc khổ, trong khi các nước này vẫn nhận được các gói cứu trợ tài chính lớn.
Theo cựu lãnh đạo Brazil này, việc các nước giàu đối phó khủng hoảng bằng cách cắt giảm đầu tư công, tiền lương của công nhân và lợi ích của người lao động không làm giảm thâm hụt ngân sách, mà ngược lại, đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tại các nước này tăng cao, tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước.
Tuyên bố của ông Silva được đưa ra một ngày sau khi Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các biện pháp khắc khổ mà chính phủ các nước châu Âu theo đuổi nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đang lan nhanh trong khu vực.
Trong báo cáo "Lao động thế giới 2012," ILO nêu rõ những biện pháp khắc khổ và cải cách "triệt để" của chính phủ các nước châu Âu không những không đạt kết quả như mục tiêu đề ra là giảm thâm hụt ngân sách, mà còn "phá hoại" thị trường lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu tăng cao.
Trong khi đó, đương kim Tổng thống Brazil Dilma Roussef cũng tiếp tục chỉ trích "làn sóng tiền tệ" - hệ quả của sự bành trướng tiền tệ từ khu vực đồng tiên chung châu Âu. Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới đang đối mặt với việc tăng giá đồng nội tệ real so với đồng USD, mà theo Chính phủ Brazil, là hệ quả của “chiến tranh tiền tệ,” bắt đầu từ việc các nước giàu đã làm đồng USD tràn ngập thị trường thông qua tín dụng lãi suất thấp.
Dòng tiền này đã chảy vào các nước như Brazil, nơi có lãi suất cao hơn và đồng tiền mạnh hơn, khiến đồng real lên giá, từ đó làm cho nhập khẩu tăng, còn hàng hóa xuất khẩu của Brazil trở nên kém cạnh tranh hơn./.
Xuất hiện lần đầu tiên sau 7 tháng điều trị căn bệnh ung thư thanh quản tại một hội nghị về đầu tư ở châu Phi do Ngân hàng phát triển Brazil tài trợ, ông Silva đã lên tiếng yêu cầu các quốc gia châu Âu chịu trách nhiệm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách kêu gọi người nghèo, công nhân và các chính phủ các nền kinh tế dễ tổn thương nhất thực hiện biện pháp khắc khổ, trong khi các nước này vẫn nhận được các gói cứu trợ tài chính lớn.
Theo cựu lãnh đạo Brazil này, việc các nước giàu đối phó khủng hoảng bằng cách cắt giảm đầu tư công, tiền lương của công nhân và lợi ích của người lao động không làm giảm thâm hụt ngân sách, mà ngược lại, đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tại các nước này tăng cao, tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước.
Tuyên bố của ông Silva được đưa ra một ngày sau khi Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các biện pháp khắc khổ mà chính phủ các nước châu Âu theo đuổi nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đang lan nhanh trong khu vực.
Trong báo cáo "Lao động thế giới 2012," ILO nêu rõ những biện pháp khắc khổ và cải cách "triệt để" của chính phủ các nước châu Âu không những không đạt kết quả như mục tiêu đề ra là giảm thâm hụt ngân sách, mà còn "phá hoại" thị trường lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu tăng cao.
Trong khi đó, đương kim Tổng thống Brazil Dilma Roussef cũng tiếp tục chỉ trích "làn sóng tiền tệ" - hệ quả của sự bành trướng tiền tệ từ khu vực đồng tiên chung châu Âu. Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới đang đối mặt với việc tăng giá đồng nội tệ real so với đồng USD, mà theo Chính phủ Brazil, là hệ quả của “chiến tranh tiền tệ,” bắt đầu từ việc các nước giàu đã làm đồng USD tràn ngập thị trường thông qua tín dụng lãi suất thấp.
Dòng tiền này đã chảy vào các nước như Brazil, nơi có lãi suất cao hơn và đồng tiền mạnh hơn, khiến đồng real lên giá, từ đó làm cho nhập khẩu tăng, còn hàng hóa xuất khẩu của Brazil trở nên kém cạnh tranh hơn./.
(TTXVN)