Tại Hội nghị dầu mỏ thế giới tổ chức ngày 7/12 tại Doha (Qatar), Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Abdallah El Badri đã bày tỏ sự "hài lòng" về tình hình cung cấp năng lượng trên thị trường dầu mỏ hiện nay với sự phục hồi sản xuất nhanh chóng tại Libya, đồng thời yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) hạn chế cấm vận đối với xuất khẩu dầu của Iran.
Theo ông El Badri, giá trung bình của một thùng dầu thô hiện là "thỏa đáng" cho cả các nước sản xuất lẫn các nước nhập khẩu dầu, đồng thời cho rằng mức giá giao động trong khoảng từ 100-120 USD/thùng là phù hợp.
Ông nói: "Năm nay, thị trường đã có những bước phát triển ổn định về nguồn cung. Dù có những bất ổn trong tăng trưởng kinh tế thế giới, thảm họa thiên nhiên tại Nhật Bản và bạo động tại Trung Đông cũng như Bắc Phi, nhưng sự thiếu hụt dầu đã không xảy ra."
Ông El Badri nhấn mạnh, Libya đang trên đường phục hồi trở lại mức sản xuất trước đây, với tốc độ nhanh hơn dự kiến, góp phần làm các thị trường yên tâm hơn.
Ông cho biết, nhiều khả năng Libya sẽ đạt được mức sản xuất bình thường 1,58 triệu thùng/ngày từ nay đến cuối quý II/2012. Tốc độ hồi phục nhanh của Libya thậm chí làm cả thế giới phải ngạc nhiên. Dưới chế độ cũ, Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 4 châu Phi.
Chế độ trên sụp đổ đã đánh thức hy vọng của các "ông lớn" trong ngành dầu mỏ thế giới trong việc giành được những hợp đồng mới và làm tăng sản lượng lên 1,6 triệu thùng/ngày. Các tập đoàn năng lượng lớn như Eni (Italy), Total (Pháp), Repsol (Tây Ban Nha), Wintershall (Đức) hay OMV (Áo) đều đã từng có mặt tại Libya để khai thác và sản xuất dầu mỏ.
Ông El Badri cũng bày tỏ hy vọng sẽ không có lệnh cấm vận dầu của Iran từ EU, đồng thời nhấn mạnh rằng sẽ rất khó để thay thế hàng trăm nghìn thùng dầu mà châu Âu nhập hàng ngày từ Iran - nước sản xuất dầu lớn thứ hai OPEC sau Arập Xêút.
EU đang dự định đưa ra những lệnh trừng phạt mới liên quan đến ngành dầu khí Iran, quốc gia đã xuất khẩu 865.000 thùng/ngày sang toàn châu Âu và 2,2 triệu thùng/ngày sang châu Á hồi năm ngoái, nhằm gia tăng sức ép lên nước này vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. EU cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài đối với lệnh trừng phạt Iran mới của họ.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2011, EU đã nhập 450.000 thùng dầu/ngày từ Iran. Những nước phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn dầu nhập khẩu từ Iran là Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha - các quốc gia có tình hình kinh tế tồi tệ và có vẻ không ủng hộ lệnh cấm vận của EU.
Ông El Badri nhấn mạnh, châu Âu hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn như nợ, thất nghiệp. Do đó việc không nhập 865.000 thùng dầu/ngày từ Iran ngay tức khắc là điều không thể. Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergueï Schmatko tuyên bố, Nga vẫn sẽ giữ thái độ trung lập về khả năng châu Âu cấm vận dầu từ Iran./.
Theo ông El Badri, giá trung bình của một thùng dầu thô hiện là "thỏa đáng" cho cả các nước sản xuất lẫn các nước nhập khẩu dầu, đồng thời cho rằng mức giá giao động trong khoảng từ 100-120 USD/thùng là phù hợp.
Ông nói: "Năm nay, thị trường đã có những bước phát triển ổn định về nguồn cung. Dù có những bất ổn trong tăng trưởng kinh tế thế giới, thảm họa thiên nhiên tại Nhật Bản và bạo động tại Trung Đông cũng như Bắc Phi, nhưng sự thiếu hụt dầu đã không xảy ra."
Ông El Badri nhấn mạnh, Libya đang trên đường phục hồi trở lại mức sản xuất trước đây, với tốc độ nhanh hơn dự kiến, góp phần làm các thị trường yên tâm hơn.
Ông cho biết, nhiều khả năng Libya sẽ đạt được mức sản xuất bình thường 1,58 triệu thùng/ngày từ nay đến cuối quý II/2012. Tốc độ hồi phục nhanh của Libya thậm chí làm cả thế giới phải ngạc nhiên. Dưới chế độ cũ, Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 4 châu Phi.
Chế độ trên sụp đổ đã đánh thức hy vọng của các "ông lớn" trong ngành dầu mỏ thế giới trong việc giành được những hợp đồng mới và làm tăng sản lượng lên 1,6 triệu thùng/ngày. Các tập đoàn năng lượng lớn như Eni (Italy), Total (Pháp), Repsol (Tây Ban Nha), Wintershall (Đức) hay OMV (Áo) đều đã từng có mặt tại Libya để khai thác và sản xuất dầu mỏ.
Ông El Badri cũng bày tỏ hy vọng sẽ không có lệnh cấm vận dầu của Iran từ EU, đồng thời nhấn mạnh rằng sẽ rất khó để thay thế hàng trăm nghìn thùng dầu mà châu Âu nhập hàng ngày từ Iran - nước sản xuất dầu lớn thứ hai OPEC sau Arập Xêút.
EU đang dự định đưa ra những lệnh trừng phạt mới liên quan đến ngành dầu khí Iran, quốc gia đã xuất khẩu 865.000 thùng/ngày sang toàn châu Âu và 2,2 triệu thùng/ngày sang châu Á hồi năm ngoái, nhằm gia tăng sức ép lên nước này vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. EU cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài đối với lệnh trừng phạt Iran mới của họ.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2011, EU đã nhập 450.000 thùng dầu/ngày từ Iran. Những nước phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn dầu nhập khẩu từ Iran là Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha - các quốc gia có tình hình kinh tế tồi tệ và có vẻ không ủng hộ lệnh cấm vận của EU.
Ông El Badri nhấn mạnh, châu Âu hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn như nợ, thất nghiệp. Do đó việc không nhập 865.000 thùng dầu/ngày từ Iran ngay tức khắc là điều không thể. Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergueï Schmatko tuyên bố, Nga vẫn sẽ giữ thái độ trung lập về khả năng châu Âu cấm vận dầu từ Iran./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)