Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo về nhu cầu dầu trong trung và dài hạn, đồng thời cảnh báo rằng những bất ổn về các chính sách năng lượng và môi trường có thể sẽ làm đảo lộn dự báo trên và ảnh hưởng đến sự đầu tư.
Đây là báo cáo mới nhất về Triển vọng dầu toàn cầu do OPEC công bố ngày 8/11.
Theo OPEC, đến năm 2015, nhu cầu dầu trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 92,9 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 91 triệu thùng/ngày mà tổ chức này dự báo trong báo cáo về Triển vọng dầu toàn cầu hồi năm ngoái.
Về dài hạn, OPEC dự báo nhu cầu trong năm 2035 sẽ đạt 109,7 triệu thùng/ngày, tăng thêm 23 triệu thùng so với năm 2010. Báo cáo năm ngoái chỉ đưa ra dự báo đến năm 2030.
OPEC cho biết, kinh tế thế giới đã hồi phục nhanh hơn dự kiến trong báo cáo đưa ra hồi năm ngoái, chủ yếu nhờ các gói kích thích kinh tế của các chính phủ và sự đóng góp của các nền kinh tế đang phát triển.
Tuy nhiên, tốc độ hồi phục đang chậm trở lại và điều này tác động mạnh trở lại tới nhu cầu về dầu.
Theo OPEC, việc các quốc gia theo đuổi các chính sách đối phó với biến đổi khí hậu cũng như đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch có thể sẽ có những tác động không thể lường trước đối với những dự đoán trên, đồng thời ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của giới đầu tư.
Nhiên liệu sinh học được cho là một trong những "cản trở" lớn đối với nhu cầu dầu, trong khi các chính sách nâng cao tính hiệu quả và hạn chế tiêu thụ năng lượng cũng là những yếu tố gây bất ổn cho nhu cầu dầu.
Báo cáo cho biết đến năm 2035, động lực cho tăng trưởng về nhu cầu dầu trên toàn cầu chủ yếu là do các nước nằm ngoài Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) quyết định.
Tình trạng bạo loạn ở Trung Đông và Bắc Phi, thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại Nhật Bản hồi tháng Ba cùng những bất ổn kinh tế toàn cầu cũng là những thách thức cho các thị trường dầu mỏ trong năm nay.
Nguồn cung dầu mỏ từ OPEC dự kiến sẽ tăng thêm 34% trong vòng 25 năm tới, lên 39,3 triệu thùng/ngày vào năm 2035 so với 29,3 triệu thùng/ngày trong năm 2010, tuy nhiên, tỷ trọng của OPEC trong tổng sản lượng dầu toàn cầu sẽ hầu như không thay đổi./.
Đây là báo cáo mới nhất về Triển vọng dầu toàn cầu do OPEC công bố ngày 8/11.
Theo OPEC, đến năm 2015, nhu cầu dầu trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 92,9 triệu thùng/ngày, tăng so với mức 91 triệu thùng/ngày mà tổ chức này dự báo trong báo cáo về Triển vọng dầu toàn cầu hồi năm ngoái.
Về dài hạn, OPEC dự báo nhu cầu trong năm 2035 sẽ đạt 109,7 triệu thùng/ngày, tăng thêm 23 triệu thùng so với năm 2010. Báo cáo năm ngoái chỉ đưa ra dự báo đến năm 2030.
OPEC cho biết, kinh tế thế giới đã hồi phục nhanh hơn dự kiến trong báo cáo đưa ra hồi năm ngoái, chủ yếu nhờ các gói kích thích kinh tế của các chính phủ và sự đóng góp của các nền kinh tế đang phát triển.
Tuy nhiên, tốc độ hồi phục đang chậm trở lại và điều này tác động mạnh trở lại tới nhu cầu về dầu.
Theo OPEC, việc các quốc gia theo đuổi các chính sách đối phó với biến đổi khí hậu cũng như đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch có thể sẽ có những tác động không thể lường trước đối với những dự đoán trên, đồng thời ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của giới đầu tư.
Nhiên liệu sinh học được cho là một trong những "cản trở" lớn đối với nhu cầu dầu, trong khi các chính sách nâng cao tính hiệu quả và hạn chế tiêu thụ năng lượng cũng là những yếu tố gây bất ổn cho nhu cầu dầu.
Báo cáo cho biết đến năm 2035, động lực cho tăng trưởng về nhu cầu dầu trên toàn cầu chủ yếu là do các nước nằm ngoài Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) quyết định.
Tình trạng bạo loạn ở Trung Đông và Bắc Phi, thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại Nhật Bản hồi tháng Ba cùng những bất ổn kinh tế toàn cầu cũng là những thách thức cho các thị trường dầu mỏ trong năm nay.
Nguồn cung dầu mỏ từ OPEC dự kiến sẽ tăng thêm 34% trong vòng 25 năm tới, lên 39,3 triệu thùng/ngày vào năm 2035 so với 29,3 triệu thùng/ngày trong năm 2010, tuy nhiên, tỷ trọng của OPEC trong tổng sản lượng dầu toàn cầu sẽ hầu như không thay đổi./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)