Kết thúc cuộc họp ngày 12/12, các bộ trưởng OPEC đã nhất trí giữ nguyên hạn ngạch sản lượng ở mức 30 triệu thùng/ngày, khi cho rằng đây là mức hợp lý khi cân nhắc tới các yếu tố thị trường hiện nay.
Các bộ trưởng nhận định nhu cầu dầu mỏ trong năm tới thậm chí còn thấp hơn, một phần vì tăng trưởng kinh tế yếu ở các quốc gia tiêu thụ, điều được cho là thách thức lớn nhất mà thị trường dầu mỏ phải đối mặt.
Tổng Thư ký OPEC Abdullah Al-Badry nêu rõ một số rủi ro chính cho tăng trưởng kinh tế và sau đó là nhu cầu dầu mỏ là khủng hoảng nợ ở châu Âu, sự trì trệ của kinh tế Nhật Bản và nguy cơ "vách đá tài chính" ở Mỹ.
Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, ông cho rằng Quốc hội và Chính phủ Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận để tránh "vách đá tài chính," tránh việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế hàng tỷ USD. Ông cũng dự báo tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu dầu mỏ sẽ vẫn tiếp tục ở Mỹ cũng như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác.
Trong bối cảnh đó, việc giảm sản lượng sẽ đẩy giá dầu lên cao, gây nguy hiểm cho đà phục hồi kinh tế còn yếu ở nhiều nước và hơn nữa sẽ khiến tiêu thụ dầu mỏ của thế giới chậm lại.
Nhưng mặt khác, kể cả khi OPEC duy trì hạn ngạch sản lượng ổn định thì vẫn có những yếu tố khác khiến giá dầu biến động theo chiều hướng đi lên.
Đó là những căng thẳng tại Trung Đông, với những điểm nóng là Syria, Israel và Palestine, cùng với chương trình hạt nhân của Iran vốn đang khiến xuất khẩu dầu mỏ của nước này giảm hàng trăm nghìn thùng vì các lệnh trừng phạt quốc tế. Một số bộ trưởng OPEC đã đề xuất việc xem xét lại hạn ngạch sản lượng trong năm tới.
Trong phiên giao dịch ngày 12/12, giá dầu thô giao tháng Một tại New York tăng 70 xu, lên 86,49 USD/thùng và là phiên tăng giá thứ hai sau năm phiên giảm liên tiếp, còn giá dầu Brent Biển Bắc tại London tăng 90 xu, lên 108,91 USD/thùng.
Giá dầu Brent duy trì trên mức 100 USD/thùng gần như trong suốt năm nay và mức giá này là chấp nhận được đối với các nước OPEC.
Giá dầu nhìn chung vẫn tương đối cao, với mức giá trung bình của các loại dầu mỏ do các nước trong OPEC sản xuất ở mức trên 100 USD/thùng trong hai năm qua. Mức giá này đảm bảo rằng các nước sản xuất vẫn có lợi nhuận và vì vậy, các bộ trưởng không nhận thấy sự cần thiết phải cắt giảm sản lượng.
Liên quan tới nhu cầu dầu mỏ, trong báo cáo hàng tháng mới nhất công bố ngày 12/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng dự báo về mức tăng nhu cầu của thế giới trong năm 2012-2013, khi sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc bù đắp cho sự sụt giảm mạnh gần đây ở châu Âu.
IEA dự báo nhu cầu trong quý 4 năm nay sẽ tăng 435.000 thùng, lên 90,5 triệu thùng/ngày và sẽ còn tăng mạnh trong năm 2013. IEA cho biết, nguồn cung từ các nước OPEC trong tháng 11 tăng 75.000 thùng, lên 31,22 triệu thùng/ngày. OPEC hiện sản xuất vượt 1,5 triệu thùng so với mục tiêu 30 triệu thùng/ngày./.
Các bộ trưởng nhận định nhu cầu dầu mỏ trong năm tới thậm chí còn thấp hơn, một phần vì tăng trưởng kinh tế yếu ở các quốc gia tiêu thụ, điều được cho là thách thức lớn nhất mà thị trường dầu mỏ phải đối mặt.
Tổng Thư ký OPEC Abdullah Al-Badry nêu rõ một số rủi ro chính cho tăng trưởng kinh tế và sau đó là nhu cầu dầu mỏ là khủng hoảng nợ ở châu Âu, sự trì trệ của kinh tế Nhật Bản và nguy cơ "vách đá tài chính" ở Mỹ.
Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, ông cho rằng Quốc hội và Chính phủ Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận để tránh "vách đá tài chính," tránh việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế hàng tỷ USD. Ông cũng dự báo tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu dầu mỏ sẽ vẫn tiếp tục ở Mỹ cũng như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác.
Trong bối cảnh đó, việc giảm sản lượng sẽ đẩy giá dầu lên cao, gây nguy hiểm cho đà phục hồi kinh tế còn yếu ở nhiều nước và hơn nữa sẽ khiến tiêu thụ dầu mỏ của thế giới chậm lại.
Nhưng mặt khác, kể cả khi OPEC duy trì hạn ngạch sản lượng ổn định thì vẫn có những yếu tố khác khiến giá dầu biến động theo chiều hướng đi lên.
Đó là những căng thẳng tại Trung Đông, với những điểm nóng là Syria, Israel và Palestine, cùng với chương trình hạt nhân của Iran vốn đang khiến xuất khẩu dầu mỏ của nước này giảm hàng trăm nghìn thùng vì các lệnh trừng phạt quốc tế. Một số bộ trưởng OPEC đã đề xuất việc xem xét lại hạn ngạch sản lượng trong năm tới.
Trong phiên giao dịch ngày 12/12, giá dầu thô giao tháng Một tại New York tăng 70 xu, lên 86,49 USD/thùng và là phiên tăng giá thứ hai sau năm phiên giảm liên tiếp, còn giá dầu Brent Biển Bắc tại London tăng 90 xu, lên 108,91 USD/thùng.
Giá dầu Brent duy trì trên mức 100 USD/thùng gần như trong suốt năm nay và mức giá này là chấp nhận được đối với các nước OPEC.
Giá dầu nhìn chung vẫn tương đối cao, với mức giá trung bình của các loại dầu mỏ do các nước trong OPEC sản xuất ở mức trên 100 USD/thùng trong hai năm qua. Mức giá này đảm bảo rằng các nước sản xuất vẫn có lợi nhuận và vì vậy, các bộ trưởng không nhận thấy sự cần thiết phải cắt giảm sản lượng.
Liên quan tới nhu cầu dầu mỏ, trong báo cáo hàng tháng mới nhất công bố ngày 12/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng dự báo về mức tăng nhu cầu của thế giới trong năm 2012-2013, khi sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc bù đắp cho sự sụt giảm mạnh gần đây ở châu Âu.
IEA dự báo nhu cầu trong quý 4 năm nay sẽ tăng 435.000 thùng, lên 90,5 triệu thùng/ngày và sẽ còn tăng mạnh trong năm 2013. IEA cho biết, nguồn cung từ các nước OPEC trong tháng 11 tăng 75.000 thùng, lên 31,22 triệu thùng/ngày. OPEC hiện sản xuất vượt 1,5 triệu thùng so với mục tiêu 30 triệu thùng/ngày./.
Lê Minh (TTXVN)