Cùng nỗ lực thúc đẩy hòa bình là kết quả các cuộc gặp riêng rẽ trong những ngày qua của các nhà lãnh đạo cũng như các nghị sỹ hai nước Pakistan và Afghanistan.
Ngày 12/12, các nghị sỹ Pakistan và Afghanistan đã kết thúc hai ngày đối thoại tại thủ đô Islamabad bằng cam kết kêu gọi chính phủ hai nước cùng đẩy mạnh các nỗ lực chung vì hòa bình và hòa giải tại Afghanistan.
Trong khi đó, tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, các tổng thống Pakistan và Afghanistan đã thảo luận về nhiều cách thức nhằm tăng cường lòng tin giữa hai bên.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Ankara, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Tổng thống Pakistan Ali Zardari cho biết hai bên đã đạt được một số tiến bộ trong các cuộc đàm phán với vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm căng thẳng sau vụ mưu sát Giám đốc Tình báo Afghanistan Assadullah Khalid hôm 6/12 ở thủ đô Kabul.
Trong vụ này, Afghanistan tố cáo thủ phạm đến từ Pakistan - điều mà Islamabad liên tục bác bỏ. Tổng thống Karzai cho biết "đã có các cuộc thảo luận rất tốt đẹp với người đồng cấp Pakistan về vụ mưu sát trên."
Về phần mình, ông Zardari nhấn mạnh tới "các phần tử khủng bố không muốn hai nước kết thân với nhau để duy trì hòa bình."
Theo ông Karzai, hai bên cũng đã thảo luận về nhiều cách thức nhằm thực thi những gì đã cam kết, và tăng cường lòng tin giữa hai nước láng giềng Afghanistan và Pakistan. Ông cũng bày tỏ hy vọng cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố sẽ đi đến đích, đảm bảo cho nhân dân hai nước không còn bị đe dọa bởi các cuộc tấn công.
Trong khi đó tại Islamabad, các nghị sỹ tham gia cuộc đối thoại đã thông qua Tuyên bố Islamabad, nhất trí rằng vai trò của một nước thứ ba nào đó trong khu vực là không cần thiết trong thời điểm hiện nay cũng như sau khi quân đội nước ngoài rút khỏi Afghanistan.
Tuyên bố nêu rõ: "Các nghị sỹ đã nhất trí rằng kế hoạch rút quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với Afghanistan và Pakistan. Hai nước cần phối hợp với nhau để biến thách thức thành cơ hội."
Tuyên bố chung cũng đề cập tới thách thức của chủ nghĩa khủng bố mà hai nước phải đối mặt, đồng thời cho rằng hai bên nên phối hợp với nhau để ngăn chặn và nhổ tận rễ "kẻ thù chung."
Các nghị sỹ cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc thúc đẩy một thỏa thuận du lịch không cần thị thực giữa hai nước, áp dụng trước tiên cho các doanh nhân và nhà ngoại giao, rồi dần dần áp dụng cho tất cả công dân hai nước.
Tuyên bố chung cũng hoan nghênh việc hai bên chia sẻ dự thảo về Thỏa thuận Đối tác Chiến lược, kêu gọi sớm hoàn tất việc soạn thảo và đi đến ký kết văn bản này. Bên cạnh đó, tuyên bố hoan nghênh việc hai bên nhất trí thiết lập và điều hành một Ủy ban Tù nhân chung, đồng thời nhấn mạnh rằng Pakistan và Afghanistan nên ký một hiệp định về dẫn độ tội phạm.
Theo các chuyên gia phân tích, sự hợp tác của hai nước là cần thiết cho một giải pháp chính trị ở Afghanistan để tránh nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến tại đây sau năm 2014 khi quân đội nước ngoài rút đi, mà hệ quả của cuộc chiến đó là gây bất ổn định nước láng giềng Pakistan cũng như ảnh hưởng tới hòa bình của khu vực./.
Ngày 12/12, các nghị sỹ Pakistan và Afghanistan đã kết thúc hai ngày đối thoại tại thủ đô Islamabad bằng cam kết kêu gọi chính phủ hai nước cùng đẩy mạnh các nỗ lực chung vì hòa bình và hòa giải tại Afghanistan.
Trong khi đó, tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, các tổng thống Pakistan và Afghanistan đã thảo luận về nhiều cách thức nhằm tăng cường lòng tin giữa hai bên.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Ankara, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Tổng thống Pakistan Ali Zardari cho biết hai bên đã đạt được một số tiến bộ trong các cuộc đàm phán với vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm căng thẳng sau vụ mưu sát Giám đốc Tình báo Afghanistan Assadullah Khalid hôm 6/12 ở thủ đô Kabul.
Trong vụ này, Afghanistan tố cáo thủ phạm đến từ Pakistan - điều mà Islamabad liên tục bác bỏ. Tổng thống Karzai cho biết "đã có các cuộc thảo luận rất tốt đẹp với người đồng cấp Pakistan về vụ mưu sát trên."
Về phần mình, ông Zardari nhấn mạnh tới "các phần tử khủng bố không muốn hai nước kết thân với nhau để duy trì hòa bình."
Theo ông Karzai, hai bên cũng đã thảo luận về nhiều cách thức nhằm thực thi những gì đã cam kết, và tăng cường lòng tin giữa hai nước láng giềng Afghanistan và Pakistan. Ông cũng bày tỏ hy vọng cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố sẽ đi đến đích, đảm bảo cho nhân dân hai nước không còn bị đe dọa bởi các cuộc tấn công.
Trong khi đó tại Islamabad, các nghị sỹ tham gia cuộc đối thoại đã thông qua Tuyên bố Islamabad, nhất trí rằng vai trò của một nước thứ ba nào đó trong khu vực là không cần thiết trong thời điểm hiện nay cũng như sau khi quân đội nước ngoài rút khỏi Afghanistan.
Tuyên bố nêu rõ: "Các nghị sỹ đã nhất trí rằng kế hoạch rút quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với Afghanistan và Pakistan. Hai nước cần phối hợp với nhau để biến thách thức thành cơ hội."
Tuyên bố chung cũng đề cập tới thách thức của chủ nghĩa khủng bố mà hai nước phải đối mặt, đồng thời cho rằng hai bên nên phối hợp với nhau để ngăn chặn và nhổ tận rễ "kẻ thù chung."
Các nghị sỹ cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc thúc đẩy một thỏa thuận du lịch không cần thị thực giữa hai nước, áp dụng trước tiên cho các doanh nhân và nhà ngoại giao, rồi dần dần áp dụng cho tất cả công dân hai nước.
Tuyên bố chung cũng hoan nghênh việc hai bên chia sẻ dự thảo về Thỏa thuận Đối tác Chiến lược, kêu gọi sớm hoàn tất việc soạn thảo và đi đến ký kết văn bản này. Bên cạnh đó, tuyên bố hoan nghênh việc hai bên nhất trí thiết lập và điều hành một Ủy ban Tù nhân chung, đồng thời nhấn mạnh rằng Pakistan và Afghanistan nên ký một hiệp định về dẫn độ tội phạm.
Theo các chuyên gia phân tích, sự hợp tác của hai nước là cần thiết cho một giải pháp chính trị ở Afghanistan để tránh nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến tại đây sau năm 2014 khi quân đội nước ngoài rút đi, mà hệ quả của cuộc chiến đó là gây bất ổn định nước láng giềng Pakistan cũng như ảnh hưởng tới hòa bình của khu vực./.
(TTXVN)