Phải xây dựng đề án tái cơ cấu ngành giao thông

Phó Thủ tướng yêu cầu, hết năm 2013, việc tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty trong ngành giao thông vận tải phải có chuyển biến.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu ngành giao thông vận tải phải xây dựng đề án tái cơ cấu ngành giao thông.

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đối với ngành giao thôngvận tải tại hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triểnvà nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Giao thông Vận tải, diễn ra tạiHà Nội, ngày 19/10.

Phó Thủ tướng yêucầu, hết năm 2013, việc tái cơ cấu tập đoàn, Tổng công ty trong ngànhphải có chuyển biến.

Phó Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tảichỉ đạo các đơn vị, cơ quan xây dựng một đề án tổng thể về tái cơ cấungành của mình để triển khai cho hiệu quả; trong đó, sắp xếp, đổi mới vàcổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó, phảicó một lộ trình và kế hoạch để tái cơ cấu về lĩnh vực tài chính, trêncơ sở đó có kế hoạch xử lý về vốn. Đặc biệt, trong quá trình sắp xếp đổimới, phải phân loại lỗ của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý. Ngoàira, Bộ cần phải quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của doanh nghiệp, tăng cường công tác quản trị...

Theo Bộ Giao thông Vận tải, qua 10 năm thực hiện sắp xếp,đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải đã cơ bảnhoàn thành việc cổ phần hóa các công ty nhà nước độc lập và các đơn vịthành viên của các Tổng công ty, các công ty. Nhìn chung các doanhnghiệp sau khi chuyển đổi, cổ phần hoạt động tốt hơn. Cụ thể, vốn nhànước sau khi đánh giá lại tăng 20%, doanh thu và lợi nhuận tăng bìnhquân 10%, thu nhập của người lao động tăng 10%, việc làm ổn định.

Việcáp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực xây dựng cầuđường và lĩnh vực công nghiệp đóng tàu, công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô…được đẩy mạnh ứng dụng. Đến nay, các doanh nghiệp của nghành đã đủkhả năng xây dựng những công trình quy mô lớn, công nghệ cao, thi côngphức tạp đã làm chủ công nghệ sản xuất, chế tạo những sản phẩm côngnghiệp chất lượng cao, bước đầu cạnh tranh được với thị trường trongnước và nước ngoài.

Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp còn hạn chế do gặp một số khókhăn như tình hình tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nợđọng xây dựng cơ bản chưa được các chủ đầu tư thanh toán nhiều, vốn lưuđộng Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp ít. Thiếu vốn nên các doanhnghiệp buộc phải vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, dẫn đến tănggiá thành sản phẩm do phải trả lãi vay vốn cao; có những đơn vị lãi kinhdoanh không bù lại được vay ngân hàng, đã tới nợ đọng kéo dài, nhiềudoanh nghiệp còn lúng túng khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới…

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết tronggiai đoạn 2012-2015, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, tái cấu trúc,cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, tái cơ cấu tài chính, tăng cường quảntrị trong doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giao thông Vận tải.

Theo đó, bộ dự kiến, trong giai đoạn này sẽ cổ phần hóa 70 doanh nghiệp;sắp xếp các doanh nghiệp cùng nghề, lĩnh vực kinh doanh phù hợp nhiệmvụ và địa bàn hoạt động; tham gia thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Côngnghiệp tàu thủy Việt Nam, đồng thời, thực hiện tái cơ cấu vốn, mô hìnhtổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty; hình thànhcác tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quy mô lớn trong lĩnh vực xây dựngcông trình giao thông, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vàđường bộ cao tốc, đầu tư khai thác cảng hàng không…/.

Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục