Trong phiên điều trần tại Thượng viện ngày 13/12, các quan chức quân sự Mỹ khẳng định phân bón hóa học đã trở thành một vũ khí nguy hiểm của phiến quân tại Pakistan, đồng thời kêu gọi Islamabad giảm sản lượng mặt hàng này - vật liệu chính để phiến quân chế tạo bom gây thương vong cho quân đội Mỹ tại nước láng giềng Afghanistan.
Trung tướng Michael Barbero, Cục trưởng Cục phòng chống bom mìn thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết hơn 70% số vụ đánh bom ven đường tại Afghanistan nhằm vào lực lượng liên quân do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ đứng đầu sử dụng chất nổ chế tạo từ phân bón hóa học.
Không chỉ tại Afghanistan, số các vụ đánh bom sử dụng chất nổ tự chế kiểu này đã tăng mạnh tại Pakistan, cướp đi sinh mạng của khoảng 2.395 người dân nước này trong năm qua.
Trước thực tế này, giới chức quân sự Mỹ đã yêu cầu chính quyền Pakistan hợp tác, mạnh tay trấn áp các cơ sở sản xuất phân bón hóa học trái phép và kiểm soát hoạt động sản xuất vật liệu có thể được sử dụng cho các mục đích nguy hiểm này.
Từ năm 2009 đến nay, Chính phủ Mỹ đã cung cấp khoảng 113 triệu USD cho Pakistan phục vụ các chiến dịch truy bắt các cơ sở và đối tượng sản xuất, tàng trữ chất nổ từ phân bón hóa học và dự kiến sẽ chi thêm 135 triệu USD cho chương trình này./.
Trung tướng Michael Barbero, Cục trưởng Cục phòng chống bom mìn thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết hơn 70% số vụ đánh bom ven đường tại Afghanistan nhằm vào lực lượng liên quân do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ đứng đầu sử dụng chất nổ chế tạo từ phân bón hóa học.
Không chỉ tại Afghanistan, số các vụ đánh bom sử dụng chất nổ tự chế kiểu này đã tăng mạnh tại Pakistan, cướp đi sinh mạng của khoảng 2.395 người dân nước này trong năm qua.
Trước thực tế này, giới chức quân sự Mỹ đã yêu cầu chính quyền Pakistan hợp tác, mạnh tay trấn áp các cơ sở sản xuất phân bón hóa học trái phép và kiểm soát hoạt động sản xuất vật liệu có thể được sử dụng cho các mục đích nguy hiểm này.
Từ năm 2009 đến nay, Chính phủ Mỹ đã cung cấp khoảng 113 triệu USD cho Pakistan phục vụ các chiến dịch truy bắt các cơ sở và đối tượng sản xuất, tàng trữ chất nổ từ phân bón hóa học và dự kiến sẽ chi thêm 135 triệu USD cho chương trình này./.
(TTXVN)