Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ và Đức phát hiện trong đại não có một phân tử không chỉ có thể liên kết với tế bào não, mà còn có thể thay đổi phương thức học tập của con người.
Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học tìm ra phương pháp nâng cao trí nhớ và ứng dụng vào trong điều trị rối loạn tâm thần.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tế bào thần kinh số ra ngày 9/12.
Sự liên kết giữa các tế bào não được gọi là khớp thần kinh, có vai trò hết sức quan trọng trong điều tiết phương thức học tập, ghi nhớ và tư duy của con người.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) và Viện Max Planck (Đức) đã chứng minh được phân tử SynCAM1 có thể xuyên qua điểm liên kết của khớp thần kinh, từ đó kiểm soát được quá trình tạo ra khớp thần kinh.
SynCAM1 là một phân tử bám dính, nó có tính chất giống như nước keo giúp các khớp thần kinh liên kết với nhau.
Thí nghiệm tiến hành trên chuột đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi phân tử SynCAM1 ở chuột được kích hoạt, sẽ có nhiều sự liên kết của các khớp thần kinh được hình thành.
Ngược lại, nếu phân tử SynCAM1 không được kích hoạt sẽ có rất ít sự liên kết giữa các khớp thần kinh được hình thành.
Hơn nữa, nếu hàm lượng phân tử SynCAM1 trong đại não quá cao, chuột sẽ không thể học tập được. Điều này cho thấy, việc có quá nhiều phân tử SynCAM1 sẽ làm tổn hại đến khả năng học tập.
Các nhà khoa học cho biết khớp thần kinh là một cấu trúc không ngừng biến đổi. Mặc dù phân tử SynCAM1 có vai trò quan trọng trong việc liên kết các khớp thần kinh và tăng cường mối liên hệ giữa các tế bào thần kinh.
Tuy nhiên, nếu như số lượng quá nhiều, phân tử SynCAM1 sẽ làm yếu đi sự liên kết giữa các khớp thần kinh, gây ức chế đến chức năng của các khớp thần kinh./.
Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học tìm ra phương pháp nâng cao trí nhớ và ứng dụng vào trong điều trị rối loạn tâm thần.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tế bào thần kinh số ra ngày 9/12.
Sự liên kết giữa các tế bào não được gọi là khớp thần kinh, có vai trò hết sức quan trọng trong điều tiết phương thức học tập, ghi nhớ và tư duy của con người.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) và Viện Max Planck (Đức) đã chứng minh được phân tử SynCAM1 có thể xuyên qua điểm liên kết của khớp thần kinh, từ đó kiểm soát được quá trình tạo ra khớp thần kinh.
SynCAM1 là một phân tử bám dính, nó có tính chất giống như nước keo giúp các khớp thần kinh liên kết với nhau.
Thí nghiệm tiến hành trên chuột đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi phân tử SynCAM1 ở chuột được kích hoạt, sẽ có nhiều sự liên kết của các khớp thần kinh được hình thành.
Ngược lại, nếu phân tử SynCAM1 không được kích hoạt sẽ có rất ít sự liên kết giữa các khớp thần kinh được hình thành.
Hơn nữa, nếu hàm lượng phân tử SynCAM1 trong đại não quá cao, chuột sẽ không thể học tập được. Điều này cho thấy, việc có quá nhiều phân tử SynCAM1 sẽ làm tổn hại đến khả năng học tập.
Các nhà khoa học cho biết khớp thần kinh là một cấu trúc không ngừng biến đổi. Mặc dù phân tử SynCAM1 có vai trò quan trọng trong việc liên kết các khớp thần kinh và tăng cường mối liên hệ giữa các tế bào thần kinh.
Tuy nhiên, nếu như số lượng quá nhiều, phân tử SynCAM1 sẽ làm yếu đi sự liên kết giữa các khớp thần kinh, gây ức chế đến chức năng của các khớp thần kinh./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)