Kể từ khi diễn ra các sự kiện tại Mali và Algeria, Bộ Nội vụ Pháp đã liên tục duy trì mức báo động đỏ đối với nguy cơ tấn công khủng bố trên khắp lãnh thổ, đặc biệt tại thủ đô Paris.
[Algeria: Cứu được con tin nhưng nhiều thương vong]
Trong khuôn khổ “Kế hoạch Vigipirate,” các lực lượng cảnh sát, hiến binh, an ninh và quân đội Pháp đều đã được tăng cường mạnh mẽ cho các nhiệm vụ tuần tra, ngăn chặn mọi nghi ngờ dù là nhỏ nhất, đặc biệt tại các điểm nhạy cảm như nhà ga, sân bay, trường học, nơi tín ngưỡng, điểm du lịch, đại sứ quán các nước và các trụ sở công cộng.
Các trang web, diễn đàn mạng hoặc các trang mạng xã hội liên quan đến Hồi giáo đều được các cơ quan đặc biệt Pháp theo dõi thường xuyên, liên tục.
Biện pháp nghe lén điện thoại, theo dõi ngoại tuyến nhằm vào các đối tượng tình nghi, thầy tu, phần tử hoạt động có tiền án, tiền sự cũng được cảnh sát tăng cường gấp đôi “nhằm phát hiện ra các dấu hiệu nhỏ nhất của âm mưu hành động khủng bố.”
Theo Louis Caprioli, cựu chuyên gia chống khủng bố của Cơ quan phản gián Pháp (DST), cho rằng các phần tử hoạt động cực đoan “chưa đủ mạnh về tổ chức” để có thể hành động trong lãnh thổ Pháp. Ngược lại, khả năng gây tổn thất của chúng tại nước ngoài vẫn còn nguyên vẹn.
Mặc dù vậy, Pháp không thể không cảnh giác với nguy cơ khủng bố cao sau những gì đã diễn ra tại Mali và Algeria.
Sau khi Tổng thống Hollande phát động chiến dịch tấn công lực lượng Hồi giáo vũ trang ở miền bắc Mali, Abou Dardar, một trong những thủ lĩnh thánh chiến đã tuyên bố cảnh báo: “Pháp đã tấn công Hồi giáo. Chúng tôi sẽ đánh thẳng vào trung tâm của nước Pháp.”
Cục An ninh Nội địa Trung ương Pháp (DCRI) coi lời cảnh báo này là rất nghiêm trọng. “Mỗi cam kết của Pháp đối với các vấn đề như vậy đều dẫn tới những phản ứng liên quan đến bên trong lãnh thổ,” một quan viên tòa án chống khủng bố tại Paris khẳng định.
Hai năm trước, Kamel Bouchentouf, một phần tử liên quan đến GSPC (tiền thân của mạng lưới al-Qaeda Bắc Phi) đã bị DCRI phát hiện và bắt giữ tại Nancy, một địa phương thuộc vùng Lorraine.
Mới đây nhất là Mohamed Merah, phần tử đã xả súng sát hại mấy binh sỹ tại Toulouse, đã bị lực lượng đặc nhiệm Pháp tiêu diệt trong một cuộc vây bắt khẩn cấp. Lý do hành động mà các phần tử này đưa ra là trả thù cho việc Pháp can thiệp vào Afghanistan.
Với các diễn biến tại Mali, Bộ Nội vụ Pháp có thể sẽ phải kéo dài thời gian áp dụng “Kế hoạch Vigipirate” nhằm ngăn ngừa các mối đe dọa và phản ứng nhanh với các hành động khủng bố tiềm ẩn.
"Kế hoạch Vigipirate" được xây dựng năm 1978 dưới thời Tổng thống Valéry Giscard d’Estaing trong bối cảnh châu Âu hứng chịu một làn sóng khủng bố. Đến nay, kế hoạch trên đã ba lần được cập nhật vào các thời điểm căng thẳng, cụ thể vào tháng 7/1995, tháng 6/2000 và tháng 3/2003.
Được Thủ tướng phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp Pháp, "Kế hoạch Vigipirate" được triển khai lần đầu tiên vào năm 1991, với nội dung chủ yếu là “tăng cường quân sự hóa tại bàn cờ đô thị” và “sử dụng quân đội trong chức năng của lực lượng cảnh sát.” Kế hoạch này gồm hơn 400 biện pháp ứng phó động chạm tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội của Pháp./.
[Algeria: Cứu được con tin nhưng nhiều thương vong]
Trong khuôn khổ “Kế hoạch Vigipirate,” các lực lượng cảnh sát, hiến binh, an ninh và quân đội Pháp đều đã được tăng cường mạnh mẽ cho các nhiệm vụ tuần tra, ngăn chặn mọi nghi ngờ dù là nhỏ nhất, đặc biệt tại các điểm nhạy cảm như nhà ga, sân bay, trường học, nơi tín ngưỡng, điểm du lịch, đại sứ quán các nước và các trụ sở công cộng.
Các trang web, diễn đàn mạng hoặc các trang mạng xã hội liên quan đến Hồi giáo đều được các cơ quan đặc biệt Pháp theo dõi thường xuyên, liên tục.
Biện pháp nghe lén điện thoại, theo dõi ngoại tuyến nhằm vào các đối tượng tình nghi, thầy tu, phần tử hoạt động có tiền án, tiền sự cũng được cảnh sát tăng cường gấp đôi “nhằm phát hiện ra các dấu hiệu nhỏ nhất của âm mưu hành động khủng bố.”
Theo Louis Caprioli, cựu chuyên gia chống khủng bố của Cơ quan phản gián Pháp (DST), cho rằng các phần tử hoạt động cực đoan “chưa đủ mạnh về tổ chức” để có thể hành động trong lãnh thổ Pháp. Ngược lại, khả năng gây tổn thất của chúng tại nước ngoài vẫn còn nguyên vẹn.
Mặc dù vậy, Pháp không thể không cảnh giác với nguy cơ khủng bố cao sau những gì đã diễn ra tại Mali và Algeria.
Sau khi Tổng thống Hollande phát động chiến dịch tấn công lực lượng Hồi giáo vũ trang ở miền bắc Mali, Abou Dardar, một trong những thủ lĩnh thánh chiến đã tuyên bố cảnh báo: “Pháp đã tấn công Hồi giáo. Chúng tôi sẽ đánh thẳng vào trung tâm của nước Pháp.”
Cục An ninh Nội địa Trung ương Pháp (DCRI) coi lời cảnh báo này là rất nghiêm trọng. “Mỗi cam kết của Pháp đối với các vấn đề như vậy đều dẫn tới những phản ứng liên quan đến bên trong lãnh thổ,” một quan viên tòa án chống khủng bố tại Paris khẳng định.
Hai năm trước, Kamel Bouchentouf, một phần tử liên quan đến GSPC (tiền thân của mạng lưới al-Qaeda Bắc Phi) đã bị DCRI phát hiện và bắt giữ tại Nancy, một địa phương thuộc vùng Lorraine.
Mới đây nhất là Mohamed Merah, phần tử đã xả súng sát hại mấy binh sỹ tại Toulouse, đã bị lực lượng đặc nhiệm Pháp tiêu diệt trong một cuộc vây bắt khẩn cấp. Lý do hành động mà các phần tử này đưa ra là trả thù cho việc Pháp can thiệp vào Afghanistan.
Với các diễn biến tại Mali, Bộ Nội vụ Pháp có thể sẽ phải kéo dài thời gian áp dụng “Kế hoạch Vigipirate” nhằm ngăn ngừa các mối đe dọa và phản ứng nhanh với các hành động khủng bố tiềm ẩn.
"Kế hoạch Vigipirate" được xây dựng năm 1978 dưới thời Tổng thống Valéry Giscard d’Estaing trong bối cảnh châu Âu hứng chịu một làn sóng khủng bố. Đến nay, kế hoạch trên đã ba lần được cập nhật vào các thời điểm căng thẳng, cụ thể vào tháng 7/1995, tháng 6/2000 và tháng 3/2003.
Được Thủ tướng phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp Pháp, "Kế hoạch Vigipirate" được triển khai lần đầu tiên vào năm 1991, với nội dung chủ yếu là “tăng cường quân sự hóa tại bàn cờ đô thị” và “sử dụng quân đội trong chức năng của lực lượng cảnh sát.” Kế hoạch này gồm hơn 400 biện pháp ứng phó động chạm tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội của Pháp./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)