Ngày 2/5, Tổng thống Nicolas Sarkozy phải đối mặt với ứng cử viên François Hollande của đảng Xã hội trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.
Đây có thể là cơ hội cuối cùng của đương kim Tổng thống Pháp để tránh bị thất bại trước ứng cử viên Xã hội trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai, dự kiến diễn ra vào ngày 6/5 tới.
[Pháp: Biểu tình rầm rộ nhân ngày quốc tế lao động]
Bị đổ lỗi về những khó khăn kinh tế của đất nước cùng với sự bất bình rộng rãi trong công chúng do lối sống cá nhân, ông Sarkozy trở thành "tổng thống không được ưa chuộng nhất" tham gia tái tranh cử và cũng là tổng thống đầu tiên trong lịch sử hiện đại thất bại trước đối thủ trong cuộc bầu cử tổng thống vòng một.
Kết quả thăm dò dư luận ngày 1/5 cho thấy, ông Hollande đã dẫn trước với tỷ lệ 6/10 điểm, và thủ lĩnh đảng cực hữu Marine Le Pen, người về thứ ba trong vòng một bầu cử, từ chối ủng hộ ông Sarkozy trong vòng hai.
Kết quả thăm dò dư luận do hãng Ifop mới thực hiện cũng cho thấy khoảng cách dẫn trước của ông Hollande so với ông Sarkozy là 7/10 điểm.
Tính chất quyết liệt trước cuộc bầu cử vòng hai khiến hai ứng cử viên đều tranh thủ các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại Pháp nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5 để lôi kéo cử tri, biến các hoạt động trong ngày lễ của người lao động thành những sự kiện phục vụ việc tranh cử.
Tại quảng trường Trocadero ở thủ đô Paris, hơn 30.000 người ủng hộ ứng cử viên Sarkozy đã hô vang những khẩu hiệu "Nicolas, chúng ta sẽ thắng."
Tại đây, ông Sarkozy dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về "giá trị lao động," các vấn đề kinh tế, đường biên giới của nước Pháp và Liên minh châu Âu, tức là những chủ đề được ông đề cập rất nhiều trong các diễn văn tranh cử trước đó.
Trong khi đó, cuộc tuần hành của phe cánh tả với tham gia của 48.000 người, xuất phát từ quảng trường Trocadero và kết thúc tại quảng trường Bastille. Số đông trong đoàn tuần hành, tay cầm cờ, miệng hô khẩu hiệu phản đối ứng cử viên Nicolas Sarkozy, và một số nghiệp đoàn công khai bày tỏ mong muốn Tổng thống sắp mãn nhiệm thất bại.
Ứng cử viên Đảng xã hội Hollande không có mặt tại cuộc tuần hành, nhưng trước đó đã có thư ngỏ gửi các nghiệp đoàn nhấn mạnh rằng nếu được bầu, ông sẽ là "một nguyên thủ Nhà nước chuyên tâm làm sống dậy nền dân chủ" của Pháp.
Về phần mình, bà Marine Le Pen, ứng cử viên đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), trong bài phát biểu tại cuộc tập hợp lực lượng của FN diễn ra tại quảng trường Opéra, Paris đã tuyên bố bỏ phiếu trắng, không ủng hộ ông Sarkozy và cũng không ủng hộ ông Hollande.
Theo quan sát chung, tại vòng hai này, chiến lược tranh cử của hai ứng cử viên Nicolas Sarkozy và François Hollande không có sự thay đổi./.
Đây có thể là cơ hội cuối cùng của đương kim Tổng thống Pháp để tránh bị thất bại trước ứng cử viên Xã hội trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai, dự kiến diễn ra vào ngày 6/5 tới.
[Pháp: Biểu tình rầm rộ nhân ngày quốc tế lao động]
Bị đổ lỗi về những khó khăn kinh tế của đất nước cùng với sự bất bình rộng rãi trong công chúng do lối sống cá nhân, ông Sarkozy trở thành "tổng thống không được ưa chuộng nhất" tham gia tái tranh cử và cũng là tổng thống đầu tiên trong lịch sử hiện đại thất bại trước đối thủ trong cuộc bầu cử tổng thống vòng một.
Kết quả thăm dò dư luận ngày 1/5 cho thấy, ông Hollande đã dẫn trước với tỷ lệ 6/10 điểm, và thủ lĩnh đảng cực hữu Marine Le Pen, người về thứ ba trong vòng một bầu cử, từ chối ủng hộ ông Sarkozy trong vòng hai.
Kết quả thăm dò dư luận do hãng Ifop mới thực hiện cũng cho thấy khoảng cách dẫn trước của ông Hollande so với ông Sarkozy là 7/10 điểm.
Tính chất quyết liệt trước cuộc bầu cử vòng hai khiến hai ứng cử viên đều tranh thủ các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại Pháp nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5 để lôi kéo cử tri, biến các hoạt động trong ngày lễ của người lao động thành những sự kiện phục vụ việc tranh cử.
Tại quảng trường Trocadero ở thủ đô Paris, hơn 30.000 người ủng hộ ứng cử viên Sarkozy đã hô vang những khẩu hiệu "Nicolas, chúng ta sẽ thắng."
Tại đây, ông Sarkozy dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về "giá trị lao động," các vấn đề kinh tế, đường biên giới của nước Pháp và Liên minh châu Âu, tức là những chủ đề được ông đề cập rất nhiều trong các diễn văn tranh cử trước đó.
Trong khi đó, cuộc tuần hành của phe cánh tả với tham gia của 48.000 người, xuất phát từ quảng trường Trocadero và kết thúc tại quảng trường Bastille. Số đông trong đoàn tuần hành, tay cầm cờ, miệng hô khẩu hiệu phản đối ứng cử viên Nicolas Sarkozy, và một số nghiệp đoàn công khai bày tỏ mong muốn Tổng thống sắp mãn nhiệm thất bại.
Ứng cử viên Đảng xã hội Hollande không có mặt tại cuộc tuần hành, nhưng trước đó đã có thư ngỏ gửi các nghiệp đoàn nhấn mạnh rằng nếu được bầu, ông sẽ là "một nguyên thủ Nhà nước chuyên tâm làm sống dậy nền dân chủ" của Pháp.
Về phần mình, bà Marine Le Pen, ứng cử viên đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), trong bài phát biểu tại cuộc tập hợp lực lượng của FN diễn ra tại quảng trường Opéra, Paris đã tuyên bố bỏ phiếu trắng, không ủng hộ ông Sarkozy và cũng không ủng hộ ông Hollande.
Theo quan sát chung, tại vòng hai này, chiến lược tranh cử của hai ứng cử viên Nicolas Sarkozy và François Hollande không có sự thay đổi./.
(TTXVN)