Chỉ vài ngày trước khi năm 2011 kết thúc, giới phân tích kinh tế tại Anh rộ lên tin đồn Pháp sắp bị Standard & Poor’s, một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế lớn nhất thế giới, đánh tụt bậc tín nhiệm, đồng nghĩa với việc thành viên lớn thứ hai của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị cuộc khủng hoảng nợ công đe dọa và đồng tiền chung euro bị đẩy gần hơn tới bờ vực tan rã.
Những thông tin này được đưa ra trong bối cảnh một hãng đánh giá tín nhiệm khác là Fitch cũng cho biết sẽ xem xét khả năng hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Pháp, hiện vẫn giữ ở mức "AAA" - mức tốt nhất có thể.
Fitch cũng đồng thời cảnh báo có thể đánh tụt hạng tín nhiệm của sáu nước thành viên Eurozone khác gồm Bỉ, Tây Ban Nha, Italy, Síp, Ireland và Slovenia trong vòng ba tháng.
Nhận định của tờ Người Bảo vệ cho rằng nếu bị đánh tụt hạng tín nhiệm, Pháp sẽ gặp khó khăn hơn nữa khi muốn vay tiền trên các thị trường tài chính quốc tế hoặc phải vay với giá đắt đỏ, giữa lúc nhiều người nghi ngờ về những cam kết cứu vãn Eurozone đưa ra trong các cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu gần đây.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Hạ viện Anh, Andrew Tyrie, nhận định Hy Lạp khó có khả năng trả nợ nếu tiếp tục ở lại Eurozone và nhiều ngân hàng châu Âu sẽ buộc phải nhận cứu trợ.
Trước đó, cả Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Anh đều nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là duy trì sự tồn tại của Eurozone nhằm tránh những hậu quả to lớn sự tan rã của nhóm này có thể gây ra cho kinh tế Anh cũng như các nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, hầu hết các nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều không tin vào khả năng tồn tại của Eurozone nếu tình hình tiếp tục như hiện nay.
Nguy cơ bị đánh tụt hạng tín nhiệm cận kề giải thích tại sao các chính trị gia của Pháp tuần qua tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý khi nói rằng kinh tế Anh còn yếu hơn kinh tế Pháp, và các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế nên để mắt tới kinh tế Anh nhiều hơn.
Vụ việc đã khiến Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg nhảy vào cuộc phản kích, nói rằng sự công kích của Pháp là “không thể chấp nhận.”
Các nhà phân tích cho biết nếu bị đánh tụt hạng tín nhiệm, lãi suất đi vay của Pháp sẽ tăng lên, khiến việc chi trả những món nợ hiện có của nước này thêm đắt đỏ.
Bị mất điểm tín nhiệm, khả năng đóng góp của Pháp trong Cơ chế bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), được thiết lập nhằm cứu viện các thành viên bị khủng hoảng nợ công của Eurozone, cũng như đóng góp cho các nhu cầu đột xuất khác, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Lãi suất trái phiếu của chính phủ Pháp hiện đã tăng cao hơn ít nhất 1 điểm phần trăm so với trái phiếu của nước có cùng chỉ số tín dụng AAA là Đức, cho thấy thị trường đã dự phòng tình huống Pháp sẽ mất điểm trong con mắt các chuyên gia tín dụng quốc tế.
Tâm lý chung là nền tảng tài chính của Pháp yếu hơn của Đức, vì vậy lãi suất vay của Pháp cao hơn hẳn của Đức. Để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ hiện có, trả lãi vay và vay mới, Pháp sẽ cần huy động khoảng 400 tỷ euro trong năm 2012.
Lãi suất tăng thêm 1% sẽ khiến Pháp thiệt hại 4 tỷ euro/năm. Trong khi đó, kinh tế Ireland, một thành viên Eurozone, cũng đang suy thoái mạnh hơn dự đoán.
Những số liệu mới nhất vừa được công bố cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ireland giảm tới 1,9% trong quý 3/2011.
Như vậy tăng trưởng GDP của Ireland là thấp nhất trong số các nước Eurozone, trừ Hy Lạp, đảo ngược hẳn xu hướng tăng khá cao (1,4%) trong quý 2/2011.
Thặng dư cán cân vãng lai, bao gồm cả xuất khẩu, của Ireland trong quý này giảm xuống còn 850 triệu euro, so với 1,18 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi xuất khẩu sa sút, thị trường bất động sản bất ngờ sụt giảm và các biện pháp kinh tế khắc khổ do chính phủ thực hiện đã kìm hãm sức tiêu dùng trong nước.
Các nhà đầu tư quốc tế cảnh báo tăng trưởng của Ireland có thể sẽ xấu đi trong vài tháng sắp tới do những nền kinh tế là thị trường xuất khẩu chính của nước này đang trượt dần vào suy thoái.
Tốc độ tăng GDP đáng thất vọng của Ailen trong quý 3 khiến giới quan sát lo ngại về khả năng nước này sẽ không thể là nền kinh tế đầu tiên đứng dậy nhờ nhận được gói cứu trợ khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ca ngợi Ireland là một “ví dụ điển hình” của một nước nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng nợ công nhờ vào các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế theo điều khoản cứu trợ./.
Những thông tin này được đưa ra trong bối cảnh một hãng đánh giá tín nhiệm khác là Fitch cũng cho biết sẽ xem xét khả năng hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Pháp, hiện vẫn giữ ở mức "AAA" - mức tốt nhất có thể.
Fitch cũng đồng thời cảnh báo có thể đánh tụt hạng tín nhiệm của sáu nước thành viên Eurozone khác gồm Bỉ, Tây Ban Nha, Italy, Síp, Ireland và Slovenia trong vòng ba tháng.
Nhận định của tờ Người Bảo vệ cho rằng nếu bị đánh tụt hạng tín nhiệm, Pháp sẽ gặp khó khăn hơn nữa khi muốn vay tiền trên các thị trường tài chính quốc tế hoặc phải vay với giá đắt đỏ, giữa lúc nhiều người nghi ngờ về những cam kết cứu vãn Eurozone đưa ra trong các cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu gần đây.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Hạ viện Anh, Andrew Tyrie, nhận định Hy Lạp khó có khả năng trả nợ nếu tiếp tục ở lại Eurozone và nhiều ngân hàng châu Âu sẽ buộc phải nhận cứu trợ.
Trước đó, cả Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Anh đều nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là duy trì sự tồn tại của Eurozone nhằm tránh những hậu quả to lớn sự tan rã của nhóm này có thể gây ra cho kinh tế Anh cũng như các nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, hầu hết các nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều không tin vào khả năng tồn tại của Eurozone nếu tình hình tiếp tục như hiện nay.
Nguy cơ bị đánh tụt hạng tín nhiệm cận kề giải thích tại sao các chính trị gia của Pháp tuần qua tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý khi nói rằng kinh tế Anh còn yếu hơn kinh tế Pháp, và các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế nên để mắt tới kinh tế Anh nhiều hơn.
Vụ việc đã khiến Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg nhảy vào cuộc phản kích, nói rằng sự công kích của Pháp là “không thể chấp nhận.”
Các nhà phân tích cho biết nếu bị đánh tụt hạng tín nhiệm, lãi suất đi vay của Pháp sẽ tăng lên, khiến việc chi trả những món nợ hiện có của nước này thêm đắt đỏ.
Bị mất điểm tín nhiệm, khả năng đóng góp của Pháp trong Cơ chế bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), được thiết lập nhằm cứu viện các thành viên bị khủng hoảng nợ công của Eurozone, cũng như đóng góp cho các nhu cầu đột xuất khác, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Lãi suất trái phiếu của chính phủ Pháp hiện đã tăng cao hơn ít nhất 1 điểm phần trăm so với trái phiếu của nước có cùng chỉ số tín dụng AAA là Đức, cho thấy thị trường đã dự phòng tình huống Pháp sẽ mất điểm trong con mắt các chuyên gia tín dụng quốc tế.
Tâm lý chung là nền tảng tài chính của Pháp yếu hơn của Đức, vì vậy lãi suất vay của Pháp cao hơn hẳn của Đức. Để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ hiện có, trả lãi vay và vay mới, Pháp sẽ cần huy động khoảng 400 tỷ euro trong năm 2012.
Lãi suất tăng thêm 1% sẽ khiến Pháp thiệt hại 4 tỷ euro/năm. Trong khi đó, kinh tế Ireland, một thành viên Eurozone, cũng đang suy thoái mạnh hơn dự đoán.
Những số liệu mới nhất vừa được công bố cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ireland giảm tới 1,9% trong quý 3/2011.
Như vậy tăng trưởng GDP của Ireland là thấp nhất trong số các nước Eurozone, trừ Hy Lạp, đảo ngược hẳn xu hướng tăng khá cao (1,4%) trong quý 2/2011.
Thặng dư cán cân vãng lai, bao gồm cả xuất khẩu, của Ireland trong quý này giảm xuống còn 850 triệu euro, so với 1,18 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi xuất khẩu sa sút, thị trường bất động sản bất ngờ sụt giảm và các biện pháp kinh tế khắc khổ do chính phủ thực hiện đã kìm hãm sức tiêu dùng trong nước.
Các nhà đầu tư quốc tế cảnh báo tăng trưởng của Ireland có thể sẽ xấu đi trong vài tháng sắp tới do những nền kinh tế là thị trường xuất khẩu chính của nước này đang trượt dần vào suy thoái.
Tốc độ tăng GDP đáng thất vọng của Ailen trong quý 3 khiến giới quan sát lo ngại về khả năng nước này sẽ không thể là nền kinh tế đầu tiên đứng dậy nhờ nhận được gói cứu trợ khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ca ngợi Ireland là một “ví dụ điển hình” của một nước nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng nợ công nhờ vào các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế theo điều khoản cứu trợ./.
(TTXVN/Vietnam+)