Ngày 24/5, Thượng viện Pháp kết hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Pháp Ubifrance đã tổ chức cuộc thảo luận về kinh tế Việt Nam, với sự tham gia của cựu Chủ tịch Thượng viện Christian Poncelet, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Francois Girault, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp Lê Kinh Tài và nhiều đại diện doanh nghiệp Pháp từng hoạt động hay chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam.
Với mục tiêu giới thiệu với giới đầu tư Pháp về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận về những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, những kết quả mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây, đặc biệt là nhu cầu của một nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát triển nhanh thứ ba châu Á.
Đại diện một số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam như Coteba, AirLiquide đã giới thiệu những kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam. Theo đánh giá của những doanh nhân Pháp từng gắn bó với nền kinh tế Việt Nam từ nhiều năm nay, Việt Nam là thị trường mà các doanh nghiệp Pháp nên đến, vì cả những lý do về điều kiện kinh tế và mối liên hệ lịch sử, văn hóa giữa hai nước.
Với nền kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng. Đây là những thế mạnh của các doanh nghiệp Pháp.
Ông Jean-Louis Poli, Giám đốc phái đoàn Ubirance tại Việt Nam nhấn mạnh: “Ở Việt Nam hiện có cơ hội cho cả các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.” Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ (PME) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất, xây dựng cầu đường, y tế bày tỏ quan tâm tới sự phát triển của các lĩnh vực này.
Sau một năm giảm nhẹ, trao đổi thương mại Pháp-Việt đã hồi phục vào năm 2009 với tổng kim ngạch hai chiều gần 1,7 tỷ euro. Pháp là nước cấp viện trợ thứ tư cho Việt Nam (xếp thứ hai nếu xét riêng viện trợ song phương, sau Nhật), nhưng đầu tư trực tiếp từ nước này vào thị trường Việt Nam chỉ xếp thứ 13 thế giới (thứ nhất châu Âu) , với tổng số vốn năm 2009 khoảng 2,5 tỷ euro./.
Với mục tiêu giới thiệu với giới đầu tư Pháp về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận về những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, những kết quả mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây, đặc biệt là nhu cầu của một nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát triển nhanh thứ ba châu Á.
Đại diện một số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam như Coteba, AirLiquide đã giới thiệu những kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam. Theo đánh giá của những doanh nhân Pháp từng gắn bó với nền kinh tế Việt Nam từ nhiều năm nay, Việt Nam là thị trường mà các doanh nghiệp Pháp nên đến, vì cả những lý do về điều kiện kinh tế và mối liên hệ lịch sử, văn hóa giữa hai nước.
Với nền kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng. Đây là những thế mạnh của các doanh nghiệp Pháp.
Ông Jean-Louis Poli, Giám đốc phái đoàn Ubirance tại Việt Nam nhấn mạnh: “Ở Việt Nam hiện có cơ hội cho cả các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.” Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ (PME) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất, xây dựng cầu đường, y tế bày tỏ quan tâm tới sự phát triển của các lĩnh vực này.
Sau một năm giảm nhẹ, trao đổi thương mại Pháp-Việt đã hồi phục vào năm 2009 với tổng kim ngạch hai chiều gần 1,7 tỷ euro. Pháp là nước cấp viện trợ thứ tư cho Việt Nam (xếp thứ hai nếu xét riêng viện trợ song phương, sau Nhật), nhưng đầu tư trực tiếp từ nước này vào thị trường Việt Nam chỉ xếp thứ 13 thế giới (thứ nhất châu Âu) , với tổng số vốn năm 2009 khoảng 2,5 tỷ euro./.
Tiến Nhất (TTXVN/Vietnam+)