Trong thư gửi người đứng đầu Cơ quan An toàn Hạt nhân quốc gia (ASN) Andre-Claude Lacoste ngày 24/3, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã yêu cầu cơ quan này kiểm tra độ an toàn của các cơ sở hạt nhân, đặc biệt là các lò phản ứng hạt nhân, để có báo cáo sơ bộ về vấn đề này vào cuối năm 2011.
Quyết định trên được Thủ tướng Pháp đưa ra sau sự cố hạt nhân tại Nhật Bản.
Hiện 3 trong 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản có tình trạng tan chảy các thanh nhiên liệu do tác động của trận động đất và sóng thần hôm 11/3, gây ra hiện tượng rò rỉ phóng xạ nguy hiểm cho sức khỏe con người và báo động về tình trạng an toàn hạt nhân trên thế giới.
Pháp là nước sử dụng điện hạt nhân nhiều nhất thế giới theo chương trình xây dựng hàng loạt nhà máy điện hạt nhân tại nước này sau cú sốc dầu mỏ hồi những năm 70 của thế kỷ trước.
Pháp hiện có 58 lò phản ứng tại 19 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp khoảng 75% nhu cầu điện trong nước - mức cao nhất thế giới.
Theo Bộ trưởng Sinh thái Pháp Nathalie Kosciusko-Morizet, đợt kiểm tra độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân lần này cần phải được tiến hành trong phạm vi rộng hơn và minh bạch hơn những lần trước.
Bà Kosciusko-Morizet cũng không loại trừ khả năng phải đóng cửa lò phản ứng nếu nó có nguy cơ cao.
Hồi năm 1986 khi xảy ra thảm họa Chernobyl, giới chức trách Pháp "thở phào" vì rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine này không ảnh hưởng tới nước Pháp.
Đến năm 2006, khi Pháp bắt đầu chương trình xây dựng lò phản ứng thế hệ mới, họ đã trấn an người dân bằng cách thông qua luật về tính công khai và minh bạch hạt nhân, trao cho ASN quyền của một cơ quan hành chính độc lập, có thể đơn phương hành động và can thiệp vào các vấn đề liên quan đến an toàn hạt nhân./.
Quyết định trên được Thủ tướng Pháp đưa ra sau sự cố hạt nhân tại Nhật Bản.
Hiện 3 trong 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản có tình trạng tan chảy các thanh nhiên liệu do tác động của trận động đất và sóng thần hôm 11/3, gây ra hiện tượng rò rỉ phóng xạ nguy hiểm cho sức khỏe con người và báo động về tình trạng an toàn hạt nhân trên thế giới.
Pháp là nước sử dụng điện hạt nhân nhiều nhất thế giới theo chương trình xây dựng hàng loạt nhà máy điện hạt nhân tại nước này sau cú sốc dầu mỏ hồi những năm 70 của thế kỷ trước.
Pháp hiện có 58 lò phản ứng tại 19 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp khoảng 75% nhu cầu điện trong nước - mức cao nhất thế giới.
Theo Bộ trưởng Sinh thái Pháp Nathalie Kosciusko-Morizet, đợt kiểm tra độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân lần này cần phải được tiến hành trong phạm vi rộng hơn và minh bạch hơn những lần trước.
Bà Kosciusko-Morizet cũng không loại trừ khả năng phải đóng cửa lò phản ứng nếu nó có nguy cơ cao.
Hồi năm 1986 khi xảy ra thảm họa Chernobyl, giới chức trách Pháp "thở phào" vì rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine này không ảnh hưởng tới nước Pháp.
Đến năm 2006, khi Pháp bắt đầu chương trình xây dựng lò phản ứng thế hệ mới, họ đã trấn an người dân bằng cách thông qua luật về tính công khai và minh bạch hạt nhân, trao cho ASN quyền của một cơ quan hành chính độc lập, có thể đơn phương hành động và can thiệp vào các vấn đề liên quan đến an toàn hạt nhân./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)