Pháp cam kết ủng hộ các nỗ lực của Lebanon đối phó với những nguy cơ đe dọa gây bất ổn tình hình trong nước bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng qua tại nước láng giềng Syria. Đây là tuyên bố của Tổng thống Pháp Francois Hollande trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Lebanon ngày 4/11.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Beirus sau cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Michel Sleiman, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố Paris sẽ nỗ lực hết sức mình đảm bảo nền độc lập, sự thống nhất và an ninh của Lebanon đồng thời phản đối mọi mưu toan gây bất ổn tình hình tại quốc gia Trung Đông này.
Đây là chuyến thăm Lebanon đầu tiên của một tổng thống Pháp kể từ sau chuyến thăm của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy hồi năm 2008. Chuyến thăm này diễn ra hai tuần sau khi phe đối lập Lebanon đòi Thủ tướng Najib Mikati từ chức với cáo buộc Chính phủ đồng lõa với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Dự kiến rời Lebanon cuối ngày 4/11, Tổng thống Hollande sẽ tới Arập Xêút, tiếp tục hội đàm với Quốc vương Ápđula về tình hình Syria và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran trước khi tới Lào dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM).
Tình hình an ninh tại Lebanon đã xấu đi nghiêm trọng sau vụ đánh bom kinh hoàng ngày 19/10 vừa qua, sát hại Giám đốc tình báo thuộc Lực lượng An ninh nội địa (ISF) Lebanon và làm hơn 130 người thương vong. Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, đòi Thủ tướng Micati từ chức tại thủ đô Beirus và nhiều thành phố khác ở Lebanon đã biến thành bạo loạn đường phố.
[Lebanon thúc đẩy đàm phán thành lập chính phủ mới]
Lebanon là một quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo với người dòng Thiên Chúa, người Hồi giáo dòng Shiite và Sunni mỗi cộng đồng chiếm khoảng 1/3 dân số. Chính trường phức tạp, song có một thỏa thuận "không thành văn", theo đó tổng thống là người Thiên Chúa Maronite, thủ tướng là người Sunni trong khi chủ tịch quốc hội là người Shiite.
Người Sunni ở Lebanon đang tức giận sau vụ Giám đốc tình báo ISF, cũng là người Sunni, bị sát hại. Đây là nhân vật từng phụ trách điều tra vụ ám sát cựu Thủ tướng Lebanon Rafig Hariri, người thiệt mạng trong một vụ đánh bom ở Bâyrút cách đây 7 năm mà có nhiều cáo buộc rằng Syria cũng đứng đằng sau vụ này./.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Beirus sau cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Michel Sleiman, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố Paris sẽ nỗ lực hết sức mình đảm bảo nền độc lập, sự thống nhất và an ninh của Lebanon đồng thời phản đối mọi mưu toan gây bất ổn tình hình tại quốc gia Trung Đông này.
Đây là chuyến thăm Lebanon đầu tiên của một tổng thống Pháp kể từ sau chuyến thăm của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy hồi năm 2008. Chuyến thăm này diễn ra hai tuần sau khi phe đối lập Lebanon đòi Thủ tướng Najib Mikati từ chức với cáo buộc Chính phủ đồng lõa với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Dự kiến rời Lebanon cuối ngày 4/11, Tổng thống Hollande sẽ tới Arập Xêút, tiếp tục hội đàm với Quốc vương Ápđula về tình hình Syria và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran trước khi tới Lào dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM).
Tình hình an ninh tại Lebanon đã xấu đi nghiêm trọng sau vụ đánh bom kinh hoàng ngày 19/10 vừa qua, sát hại Giám đốc tình báo thuộc Lực lượng An ninh nội địa (ISF) Lebanon và làm hơn 130 người thương vong. Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, đòi Thủ tướng Micati từ chức tại thủ đô Beirus và nhiều thành phố khác ở Lebanon đã biến thành bạo loạn đường phố.
[Lebanon thúc đẩy đàm phán thành lập chính phủ mới]
Lebanon là một quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo với người dòng Thiên Chúa, người Hồi giáo dòng Shiite và Sunni mỗi cộng đồng chiếm khoảng 1/3 dân số. Chính trường phức tạp, song có một thỏa thuận "không thành văn", theo đó tổng thống là người Thiên Chúa Maronite, thủ tướng là người Sunni trong khi chủ tịch quốc hội là người Shiite.
Người Sunni ở Lebanon đang tức giận sau vụ Giám đốc tình báo ISF, cũng là người Sunni, bị sát hại. Đây là nhân vật từng phụ trách điều tra vụ ám sát cựu Thủ tướng Lebanon Rafig Hariri, người thiệt mạng trong một vụ đánh bom ở Bâyrút cách đây 7 năm mà có nhiều cáo buộc rằng Syria cũng đứng đằng sau vụ này./.
(TTXVN)