Sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phát động Chiến dịch Hiệu quả năng lượng nhằm tạo chuyển biến tích cực về hiệu quả sử dụng năng lượng tại các ngành công nghiệp và khối cơ quan nhà nước, góp phần hoàn thành mục tiêu cắt giảm tổng mức năng lượng tiêu thụ cấp quốc gia giai đoạn 2012-2015.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại sứ quán Đan Mạch và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chiến dịch sẽ tập trung nâng cao nhận thức và hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong việc thực thi Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định chiến dịch này là một trong những trọng tâm của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả bởi đây là tiền đề cho mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 1.200 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tiêu thụ trên 1.000 TOE (tấn dầu tương đương)/năm.
Các cơ sở này đang sử dụng khoảng 70-80% năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghiệp với suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực.
Vì vậy trong khuôn khổ của chiến dịch, một loạt các hoạt động truyền thông hướng đến doanh nghiệp sẽ được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của sử dụng năng lượng hiệu quả như giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, và nâng cao hình ảnh, uy tín doanh nghiệp.
Chiến dịch cũng thiết lập đường dây nóng và website với các thông tin hữu ích về các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, các giải pháp tiết kiệm năng lượng và các chương trình hỗ trợ tài chính.
Trước mắt, trong giai đoạn 2012-2013, chiến dịch sẽ tập trung vào bốn ngành sản xuất công nghiệp gồm ximăng, sắt thép, giấy và hóa chất, là các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng.
Với khối cơ quan Nhà nước, chiến dịch sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho các chi đoàn thanh niên trực thuộc nhằm giúp các đơn vị có thể xây dựng kế hoạch truyền thông, thúc đẩy hành vi tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả của mỗi cán bộ công chức trong nội bộ cơ quan.
Theo ông Simon Andrews, Giám đốc Khu vực của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) phụ trách Việt Nam-Campuchia-Lào-Thái Lan, bên cạnh việc hỗ trợ nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về việc “sử dụng năng lượng hiệu quả và sản xuất sạch hơn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn giúp giảm bớt tác động tới môi trường và nâng cao uy tín trên thị trường,” thông qua các ngân hàng trong nước như Techcombank, VietinBank, IFC tiếp tục tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của các doanh nghiệp, hướng nền kinh tế vào lộ trình tăng trưởng với lượng khí thải carbon thấp.
Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 với đối tượng là tất cả các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở Việt Nam.
Đến tháng 10/2012, Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả giai đoạn từ 2012-2015 tại Quyết định số 1427/QD-TTg với mục tiêu của chương trình là giảm được 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong giai đoạn từ 2012-2015 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điên lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, tương đương từ 11 triệu TOE (tấn dầu tương đương) đến 17 triệu TOE trong giai đoạn 2012-2015./.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại sứ quán Đan Mạch và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chiến dịch sẽ tập trung nâng cao nhận thức và hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong việc thực thi Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định chiến dịch này là một trong những trọng tâm của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả bởi đây là tiền đề cho mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 1.200 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tiêu thụ trên 1.000 TOE (tấn dầu tương đương)/năm.
Các cơ sở này đang sử dụng khoảng 70-80% năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghiệp với suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực.
Vì vậy trong khuôn khổ của chiến dịch, một loạt các hoạt động truyền thông hướng đến doanh nghiệp sẽ được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của sử dụng năng lượng hiệu quả như giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, và nâng cao hình ảnh, uy tín doanh nghiệp.
Chiến dịch cũng thiết lập đường dây nóng và website với các thông tin hữu ích về các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, các giải pháp tiết kiệm năng lượng và các chương trình hỗ trợ tài chính.
Trước mắt, trong giai đoạn 2012-2013, chiến dịch sẽ tập trung vào bốn ngành sản xuất công nghiệp gồm ximăng, sắt thép, giấy và hóa chất, là các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng.
Với khối cơ quan Nhà nước, chiến dịch sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho các chi đoàn thanh niên trực thuộc nhằm giúp các đơn vị có thể xây dựng kế hoạch truyền thông, thúc đẩy hành vi tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả của mỗi cán bộ công chức trong nội bộ cơ quan.
Theo ông Simon Andrews, Giám đốc Khu vực của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) phụ trách Việt Nam-Campuchia-Lào-Thái Lan, bên cạnh việc hỗ trợ nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về việc “sử dụng năng lượng hiệu quả và sản xuất sạch hơn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn giúp giảm bớt tác động tới môi trường và nâng cao uy tín trên thị trường,” thông qua các ngân hàng trong nước như Techcombank, VietinBank, IFC tiếp tục tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của các doanh nghiệp, hướng nền kinh tế vào lộ trình tăng trưởng với lượng khí thải carbon thấp.
Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 với đối tượng là tất cả các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở Việt Nam.
Đến tháng 10/2012, Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả giai đoạn từ 2012-2015 tại Quyết định số 1427/QD-TTg với mục tiêu của chương trình là giảm được 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong giai đoạn từ 2012-2015 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điên lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, tương đương từ 11 triệu TOE (tấn dầu tương đương) đến 17 triệu TOE trong giai đoạn 2012-2015./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)