Các nhà khoa học thuộc Đại học British Columbia (UBC) của Anh đã phát hiện virus Cafeteria roenbergensis có số lượng cặp cơ sở (base) lớn nhất và phức tạp nhất thế giới bao gồm 730.000 cặp.
Virus Cafeteria roenbergensis chủ yếu lây nhiễm trong các đối tượng ăn sinh vật phù du quan trọng và phân bố rộng rãi trong hệ sinh thái biển.
Theo các nhà khoa học, thông thường virus không thể tự sao chép khi nằm ngoài tế bào của vật mang virus. Virus chỉ tiến hành tự sao chép bằng cách lợi dụng protein của vật mang virus. Hình thức tự sao chép là ranh giới phân chia giữa "có sự sống" và "không có sự sống."
Tuy nhiên, việc phát hiện lượng lớn cặp base trong virus Cafeteria roenbergensis đã thách thức tiêu chuẩn về hình thức tự sao chép của virus.
Mặc dù virus Cafeteria roenbergensis vẫn cần phải có một tế bào để tiến hành sao chép, tuy nhiên chúng lại thực hiện sự phiên mã ngay trong hệ gen của chính mình.
Nhà khoa học Curtis Sisubutler thuộc Đại học British Columbia cho biết: "Giới khoa học đều biết được vai trò quan trọng của sinh vật phù du trong quá trình tuần hoàn dinh dưỡng và chuyển dịch cácbon giữa hệ nước mặn và hệ nước ngọt. Tuy nhiên lại không biết được vai trò của virus Cafeteria roenbergensis trong hệ thống kê trên."
Ông cho biết nhiều khả năng virus Cafeteria roenbergensis là đại diện của một chủng virus cực lớn chưa từng được biết đến và có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái./.
Virus Cafeteria roenbergensis chủ yếu lây nhiễm trong các đối tượng ăn sinh vật phù du quan trọng và phân bố rộng rãi trong hệ sinh thái biển.
Theo các nhà khoa học, thông thường virus không thể tự sao chép khi nằm ngoài tế bào của vật mang virus. Virus chỉ tiến hành tự sao chép bằng cách lợi dụng protein của vật mang virus. Hình thức tự sao chép là ranh giới phân chia giữa "có sự sống" và "không có sự sống."
Tuy nhiên, việc phát hiện lượng lớn cặp base trong virus Cafeteria roenbergensis đã thách thức tiêu chuẩn về hình thức tự sao chép của virus.
Mặc dù virus Cafeteria roenbergensis vẫn cần phải có một tế bào để tiến hành sao chép, tuy nhiên chúng lại thực hiện sự phiên mã ngay trong hệ gen của chính mình.
Nhà khoa học Curtis Sisubutler thuộc Đại học British Columbia cho biết: "Giới khoa học đều biết được vai trò quan trọng của sinh vật phù du trong quá trình tuần hoàn dinh dưỡng và chuyển dịch cácbon giữa hệ nước mặn và hệ nước ngọt. Tuy nhiên lại không biết được vai trò của virus Cafeteria roenbergensis trong hệ thống kê trên."
Ông cho biết nhiều khả năng virus Cafeteria roenbergensis là đại diện của một chủng virus cực lớn chưa từng được biết đến và có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)