Phát hiện lượng lớn hóa thạch sinh vật nhuyễn thể

Các nhà khoa học vừa phát hiện lượng lớn hóa thạch sinh vật nhuyễn thể niên đại khoảng 500 triệu năm tại gần núi Table, Nam Phi.
Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện lượng lớn hóa thạch sinh vật nhuyễn thể cóniên đại cách nay khoảng 500 triệu năm tại khu vực gần núi Table ở Cape Town,Nam Phi.

Hóa thạch mới được bảo tồn hoàn hảo, thậm chí có thể phân biệt được cơ bắp, mắtvà các cơ quan khác.

Nhà khoa học Gabor Sarah, thuộc đại học Leicester, phụ trách nhóm khai quật chobiết, thông qua kính hiển vi độ phân giải cao có thể nhận thấy, đa số sinh vậtnhuyễn thể này được bao bọc bởi lớp bùn đất.

Hiện tượng trên rất có thể là do dưới tácdụng của sức gió thời viễn cổ, một số lượng đất sét giàu khoáng chất đã được"vận chuyển" tới bề mặt hải dương, qua đó bao phủ lên các sinh vật phù du và tảobiển.

Những sinh vật phù du được bao phủ bởi đất sét sẽ chìm xuống đáy biển vàtrải qua sự tác động địa chất hàng trăm triệu năm, cuối cùng hình thành tầng hóathạch./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.