Một nghiên cứu của Anh được đăng trên Tạp chí Nature ngày 6/5 cho biết thông qua thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Leicester đã tìm ra phương pháp ngăn chặn hiện tượng chết tế bào não ở các bệnh thuộc hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Họ đã tiến hành thí nghiệm có liên quan, trong đó sử dụng những con chuột mắc các bệnh thuộc hệ thần kinh do tích lũy protein lỗi gây ra.
Ở người, các chứng bệnh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson cũng do nguyên nhân trên gây ra, do vậy những con chuột thí nghiệm này là mô hình tốt để nghiên cứu các bệnh tương tự ở con người.
Trong các tế bào não của những con chuột này tồn tại nhiều hình dạng của các protein lỗi. Chúng không ngừng được tích lũy và gây ra phản ứng phòng vệ của cơ thể, dẫn đến năng lực sản sinh protein ở tế bào bị ngưng trệ. Thông thường, nếu protein lỗi bị tiêu biến, sự chuyển đổi này sẽ tự mở lại.
Tuy nhiên ở những con chuột này, do protein lỗi liên tục tích lũy nên nó vẫn tiếp tục bị khóa. Tế bào không có protein mới, bao gồm một số protein có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý, cuối cùng dẫn đến hiện tượng chết tế bào não, gây ra chứng bệnh Alzheimer cho những con chuột này.
Nghiên cứu cho thấy, nếu cấy một loại protein đặc biệt vào não của những con chuột trên, sự chuyển đổi tương ứng có thể được mở lại. Khi đó, mặc dù trong tế bào não có sự tích lũy protein lỗi, nhưng sự sống của chúng vẫn được kéo dài, không những thế, chức năng của chúng với tế bào não khác cũng được hồi phục, kéo dài cuộc sống cho những con chuột này.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Giovanna Mallucci cho biết kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa bởi nhiều bệnh thuộc hệ thần kinh đều có nguyên lý tương tự.
Nghiên cứu này có thể giúp ngăn chặn hiện tượng chết tế bào não của những con chuột bị bệnh, cũng có nghĩa nó có thể được sử dụng điều trị các bệnh như Alzheimer, Parkinson ở con người./.
Họ đã tiến hành thí nghiệm có liên quan, trong đó sử dụng những con chuột mắc các bệnh thuộc hệ thần kinh do tích lũy protein lỗi gây ra.
Ở người, các chứng bệnh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson cũng do nguyên nhân trên gây ra, do vậy những con chuột thí nghiệm này là mô hình tốt để nghiên cứu các bệnh tương tự ở con người.
Trong các tế bào não của những con chuột này tồn tại nhiều hình dạng của các protein lỗi. Chúng không ngừng được tích lũy và gây ra phản ứng phòng vệ của cơ thể, dẫn đến năng lực sản sinh protein ở tế bào bị ngưng trệ. Thông thường, nếu protein lỗi bị tiêu biến, sự chuyển đổi này sẽ tự mở lại.
Tuy nhiên ở những con chuột này, do protein lỗi liên tục tích lũy nên nó vẫn tiếp tục bị khóa. Tế bào không có protein mới, bao gồm một số protein có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý, cuối cùng dẫn đến hiện tượng chết tế bào não, gây ra chứng bệnh Alzheimer cho những con chuột này.
Nghiên cứu cho thấy, nếu cấy một loại protein đặc biệt vào não của những con chuột trên, sự chuyển đổi tương ứng có thể được mở lại. Khi đó, mặc dù trong tế bào não có sự tích lũy protein lỗi, nhưng sự sống của chúng vẫn được kéo dài, không những thế, chức năng của chúng với tế bào não khác cũng được hồi phục, kéo dài cuộc sống cho những con chuột này.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Giovanna Mallucci cho biết kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa bởi nhiều bệnh thuộc hệ thần kinh đều có nguyên lý tương tự.
Nghiên cứu này có thể giúp ngăn chặn hiện tượng chết tế bào não của những con chuột bị bệnh, cũng có nghĩa nó có thể được sử dụng điều trị các bệnh như Alzheimer, Parkinson ở con người./.
Thùy Linh (Vietnam+)