Ngày 16/6, ông Vàng Ngọc Du, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lai Châu cho biết, bảo tàng vừa trưng tập được 18 di vật đồ đá và một số di vật bằng gốm có niên đại khoảng 3.000-4.000 năm lịch sử ở ven sông Đà, khu vực nằm dưới cos vùng ngập của lòng hồ thủy điện Sơn La.
Bộ 18 di vật đồ đá này là những công cụ lao động của người thời đại Đá mới - Đồng thau, gồm rìu có vai, cuốc có vai, rìu tứ giác, công cụ mũi tên nhọn và bàn mài.
Bộ di vật này được anh Đinh Văn Quyn ở xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè (Lai Châu) phát hiện từ năm 2006, khi đang đãi vàng thủ công.
Đầu tháng 6, cán bộ Phòng Văn hóa huyện Mường Tè vào xã Nậm Hàng công tác và thấy anh Quyn để những di vật này ở góc nhà chơi vì thấy “hay hay.” Sau đó, các di vật đã được trưng tập về bảo tàng tỉnh bảo quản.
Tiến hành khảo sát khu vực đào đãi vàng do anh Quyn cho biết, đoàn công tác Bảo tàng tỉnh Lai Châu còn phát hiện thêm một số công cụ ghè đẽo, phác vật rìu và mảnh gốm.
Khu vực di chỉ là một sườn đồi thấp tại bản Pá Kéo, xã Nậm Hàng, thuộc km34, tỉnh lộ 127. Các di chỉ nằm ở độ cao 200m, dưới cos vùng ngập của lòng hồ thủy điện Sơn La 15m, cách chân đập xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu khoảng 4km về phía hạ nguồn.
Ngoài ra, vào tháng 5, Bảo tàng tỉnh Lai Châu còn phát hiện trên 16.500 hiện vật khi khai quật 11 di chỉ khảo cổ dọc sông Đà, thuộc địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Các hiện vật này đã được Bảo tàng tỉnh Lai Châu bảo quản, chờ đến tháng 10 sẽ xử lý, lập hồ sơ.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lai Châu Vàng Ngọc Du cho biết thêm, hiện nay các điều kiện bảo quản di vật, hiện vật lịch sử, văn hóa của tỉnh đều thiếu.
Sau sáu năm thành lập tỉnh Lai Châu, đến nay tỉnh vẫn chưa có quy hoạch tổng thể bảo tàng tỉnh, mặt bằng làm kho bảo quản di vật ảnh hưởng lòng hồ thủy điện Sơn La cũng chưa có./.
Bộ 18 di vật đồ đá này là những công cụ lao động của người thời đại Đá mới - Đồng thau, gồm rìu có vai, cuốc có vai, rìu tứ giác, công cụ mũi tên nhọn và bàn mài.
Bộ di vật này được anh Đinh Văn Quyn ở xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè (Lai Châu) phát hiện từ năm 2006, khi đang đãi vàng thủ công.
Đầu tháng 6, cán bộ Phòng Văn hóa huyện Mường Tè vào xã Nậm Hàng công tác và thấy anh Quyn để những di vật này ở góc nhà chơi vì thấy “hay hay.” Sau đó, các di vật đã được trưng tập về bảo tàng tỉnh bảo quản.
Tiến hành khảo sát khu vực đào đãi vàng do anh Quyn cho biết, đoàn công tác Bảo tàng tỉnh Lai Châu còn phát hiện thêm một số công cụ ghè đẽo, phác vật rìu và mảnh gốm.
Khu vực di chỉ là một sườn đồi thấp tại bản Pá Kéo, xã Nậm Hàng, thuộc km34, tỉnh lộ 127. Các di chỉ nằm ở độ cao 200m, dưới cos vùng ngập của lòng hồ thủy điện Sơn La 15m, cách chân đập xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu khoảng 4km về phía hạ nguồn.
Ngoài ra, vào tháng 5, Bảo tàng tỉnh Lai Châu còn phát hiện trên 16.500 hiện vật khi khai quật 11 di chỉ khảo cổ dọc sông Đà, thuộc địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Các hiện vật này đã được Bảo tàng tỉnh Lai Châu bảo quản, chờ đến tháng 10 sẽ xử lý, lập hồ sơ.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lai Châu Vàng Ngọc Du cho biết thêm, hiện nay các điều kiện bảo quản di vật, hiện vật lịch sử, văn hóa của tỉnh đều thiếu.
Sau sáu năm thành lập tỉnh Lai Châu, đến nay tỉnh vẫn chưa có quy hoạch tổng thể bảo tàng tỉnh, mặt bằng làm kho bảo quản di vật ảnh hưởng lòng hồ thủy điện Sơn La cũng chưa có./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)