Các cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh vừa phát hiện một nhóm hiện vật cổ bằng các chất liệu gốm sứ và đồng cổ, có niên đại thời Trần, Lê, Nguyễn.
Theo ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, nhóm hiện vật cổ trên được lưu giữ tại gia đình ông Lê Ngọc Lân (thôn 7 xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn) và được các cán bộ bảo tàng phát hiện trong quá trình khảo sát, sưu tầm các tài liệu, hiện vật lịch sử-văn hóa trên địa bàn huyện miền núi này.
Nhóm hiện vật cổ nói trên thuộc nhiều loại hình khác nhau, bằng các chất liệu gốm sứ và đồng cổ.
Bộ sưu tập bát, đĩa cổ bằng chất liệu gốm sứ thời Trần, Lê gồm 7 chiếc, bằng chất liệu gốm sứ được tạo dáng hình tròn miệng loe, chân đế chụm mang phong cách kiểu dáng đĩa bát cổ thời Trần, Lê, mặt trong và ngoài phủ men ngọc mịn màu sáng; một số đĩa, bát phủ men màu nâu, ở chính giữa lòng đĩa là các hình tròn đồng tâm khép kín, được trang trí các họa tiết hoa văn nổi tinh xảo hình cánh sen và hình dây leo cách điệu, phía trong lòng đĩa có 5 núm tròn nổi đều nhau…
Trong số các hiện vật có một chiếc liễn cổ thời Lê bằng chất liệu gốm sứ màu trắng đục, men rạn, nắp và thân liễn được trang trí chìm các họa tiết hoa văn hoa lá dây leo cách điệu, hình cá chép màu xanh lam và nâu đỏ; một chiếc bình vôi bằng chất liệu sành màu đen bóng; một chiếc mâm đồng và một bộ khay đồng thời Nguyễn.
Theo ông Lê Bá Hạnh, trong tháng Tư và tháng Năm, phòng chuyên môn thuộc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt sưu tầm, tổng hợp tại các địa phương trong tỉnh, phát hiện và sưu tầm được trên 100 tài liệu, hiện vật cổ, quý hiếm.
Các hiện vật thuộc nhiều nhóm chủ đề, loại hình đa dạng, phong phú như hiện vật lịch sử, hiện vật khảo cổ, hiện vật dân tộc học, kỷ vật kháng chiến, đồ dùng sinh hoạt, các nghành nghề thủ công truyền thống.
Ngoài ra còn có các cổ vật bát, đĩa, ấm chén, bình, nồi, vò và các tài liệu sách cổ bằng văn tự Hán cổ được chế tác bằng các chất liệu khác nhau như đất nung, sành sứ, gỗ, đồng, giấy…, thuộc các niên đại thời tiền sử, thời Trần, Lê và Nguyễn…
Việc phát hiện các hiện vật nói trên giúp các nhà nghiên cứu lịch sử và Bảo tàng nghiên cứu sự phân bố các loại hình gốm sứ cổ và đồ đồng thời Trần, Lê, Nguyễn qua sự trao đổi buôn bán giao lưu trong các giai đoạn lịch sử./.
Theo ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, nhóm hiện vật cổ trên được lưu giữ tại gia đình ông Lê Ngọc Lân (thôn 7 xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn) và được các cán bộ bảo tàng phát hiện trong quá trình khảo sát, sưu tầm các tài liệu, hiện vật lịch sử-văn hóa trên địa bàn huyện miền núi này.
Nhóm hiện vật cổ nói trên thuộc nhiều loại hình khác nhau, bằng các chất liệu gốm sứ và đồng cổ.
Bộ sưu tập bát, đĩa cổ bằng chất liệu gốm sứ thời Trần, Lê gồm 7 chiếc, bằng chất liệu gốm sứ được tạo dáng hình tròn miệng loe, chân đế chụm mang phong cách kiểu dáng đĩa bát cổ thời Trần, Lê, mặt trong và ngoài phủ men ngọc mịn màu sáng; một số đĩa, bát phủ men màu nâu, ở chính giữa lòng đĩa là các hình tròn đồng tâm khép kín, được trang trí các họa tiết hoa văn nổi tinh xảo hình cánh sen và hình dây leo cách điệu, phía trong lòng đĩa có 5 núm tròn nổi đều nhau…
Trong số các hiện vật có một chiếc liễn cổ thời Lê bằng chất liệu gốm sứ màu trắng đục, men rạn, nắp và thân liễn được trang trí chìm các họa tiết hoa văn hoa lá dây leo cách điệu, hình cá chép màu xanh lam và nâu đỏ; một chiếc bình vôi bằng chất liệu sành màu đen bóng; một chiếc mâm đồng và một bộ khay đồng thời Nguyễn.
Theo ông Lê Bá Hạnh, trong tháng Tư và tháng Năm, phòng chuyên môn thuộc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt sưu tầm, tổng hợp tại các địa phương trong tỉnh, phát hiện và sưu tầm được trên 100 tài liệu, hiện vật cổ, quý hiếm.
Các hiện vật thuộc nhiều nhóm chủ đề, loại hình đa dạng, phong phú như hiện vật lịch sử, hiện vật khảo cổ, hiện vật dân tộc học, kỷ vật kháng chiến, đồ dùng sinh hoạt, các nghành nghề thủ công truyền thống.
Ngoài ra còn có các cổ vật bát, đĩa, ấm chén, bình, nồi, vò và các tài liệu sách cổ bằng văn tự Hán cổ được chế tác bằng các chất liệu khác nhau như đất nung, sành sứ, gỗ, đồng, giấy…, thuộc các niên đại thời tiền sử, thời Trần, Lê và Nguyễn…
Việc phát hiện các hiện vật nói trên giúp các nhà nghiên cứu lịch sử và Bảo tàng nghiên cứu sự phân bố các loại hình gốm sứ cổ và đồ đồng thời Trần, Lê, Nguyễn qua sự trao đổi buôn bán giao lưu trong các giai đoạn lịch sử./.
Hoàng Ngà (TTXVN)