Nhóm các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện được quần thể sò trắng sống dưới đáy biển vực Mariana, khu vực đảo Guam, Thái Bình Dương, ở độ sâu 5.620m, nơi không có một tia sáng nào lọt xuống.
Bức ảnh và báo cáo của nhóm các nhà khoa học này đã được đăng trong tạp chí Science Acadamy số điện tử hồi đầu tháng này.
Do ánh sáng không lọt xuống dưới đáy biển sâu hàng nghìn mét nên loài sò này lấy nguồn dinh dưỡng từ khí H2S thoát ra từ lớp nham thạch phát sinh từ hoạt động của núi lửa. Đây có thể là những cá thể sò có hình dáng nguyên sơ nhất do cách thức tiêu thụ thức ăn của chúng trong môi trường khí H2S độc hại.
Tháng 9/2010, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tàu thăm dò có người lái “Deep Sea 6.500” xuống đáy vực Mariana và phát hiện quần thể loài sò này. Độ lớn của những chú sò này từ 12-13cm.
Phát hiện trên đã mở ra cánh cửa nghiên cứu về sự sống trên trái đất cách đây 4 tỷ năm mà đáy biển vực Mariana là nơi lưu giữ những gì nguyên sơ nhất của trái đất thuở sơ khai./.
Bức ảnh và báo cáo của nhóm các nhà khoa học này đã được đăng trong tạp chí Science Acadamy số điện tử hồi đầu tháng này.
Do ánh sáng không lọt xuống dưới đáy biển sâu hàng nghìn mét nên loài sò này lấy nguồn dinh dưỡng từ khí H2S thoát ra từ lớp nham thạch phát sinh từ hoạt động của núi lửa. Đây có thể là những cá thể sò có hình dáng nguyên sơ nhất do cách thức tiêu thụ thức ăn của chúng trong môi trường khí H2S độc hại.
Tháng 9/2010, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tàu thăm dò có người lái “Deep Sea 6.500” xuống đáy vực Mariana và phát hiện quần thể loài sò này. Độ lớn của những chú sò này từ 12-13cm.
Phát hiện trên đã mở ra cánh cửa nghiên cứu về sự sống trên trái đất cách đây 4 tỷ năm mà đáy biển vực Mariana là nơi lưu giữ những gì nguyên sơ nhất của trái đất thuở sơ khai./.
Cao Phong (Vietnam+)