Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện thêm một loại thằn lằn đá đặc hữu chỉ có ở khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú thuộc tỉnh Bình Thuận.
Loài thằn lằn đá này có tên khoa học là Gekko takouensis sp. nov. Ngô & Gamble, do nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, Phòng Công nghệ và quản lý môi trường (Viện Sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh) và tiến sĩ Tony Gamble, Đại học Minnesota (Hoa Kỳ) phát hiện.
Đây là loài thằn lằn đặc hữu thứ hai được tìm thấy ở núi Tà Cú, sau loài thằn lằn chân ngón Tà Cú, có tên khoa học là Cyrtodactylus takouensis Ngô & Bauer.
Thời gian gần đây, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, nhiều loài động vật quý hiếm đã được phát hiện như gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen...
Theo Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tà Cú là vùng đa dạng hệ sinh thái. Hệ thực vật có 751 loài và có ít nhất 15 loài thực vật quý hiếm. Hệ động vật có xương sống ở cạn có khoảng 178 loài.
Vai trò cơ bản của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú là điều hòa khí hậu, nguồn nước, bảo vệ đất chống cát bay, tạo cảnh quan phát triển du lịch sinh thái, di tích văn hóa quốc gia, cung cấp nước ngọt sinh hoạt và nông nghiệp, bảo vệ môi trường cho vùng kinh tế biển Bình Thuận.
Theo tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Giám đốc Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển (Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh), có ít nhất 25 loài động vật quý hiếm và nguy cấp được ghi nhận chắc chắn đang tồn tại trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú nhưng tình trạng của chúng cần được nghiên cứu thêm.
Hiện dự án "Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú" đang được triển khai nhằm giúp chính quyền địa phương, người dân trong vùng nhận biết ranh giới khu bảo tồn thông qua việc cùng khảo sát, thảo luận và cắm cọc mốc ranh giới; phát động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng săn bắt động vật quí hiếm./.
Loài thằn lằn đá này có tên khoa học là Gekko takouensis sp. nov. Ngô & Gamble, do nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, Phòng Công nghệ và quản lý môi trường (Viện Sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh) và tiến sĩ Tony Gamble, Đại học Minnesota (Hoa Kỳ) phát hiện.
Đây là loài thằn lằn đặc hữu thứ hai được tìm thấy ở núi Tà Cú, sau loài thằn lằn chân ngón Tà Cú, có tên khoa học là Cyrtodactylus takouensis Ngô & Bauer.
Thời gian gần đây, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, nhiều loài động vật quý hiếm đã được phát hiện như gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen...
Theo Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tà Cú là vùng đa dạng hệ sinh thái. Hệ thực vật có 751 loài và có ít nhất 15 loài thực vật quý hiếm. Hệ động vật có xương sống ở cạn có khoảng 178 loài.
Vai trò cơ bản của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú là điều hòa khí hậu, nguồn nước, bảo vệ đất chống cát bay, tạo cảnh quan phát triển du lịch sinh thái, di tích văn hóa quốc gia, cung cấp nước ngọt sinh hoạt và nông nghiệp, bảo vệ môi trường cho vùng kinh tế biển Bình Thuận.
Theo tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Giám đốc Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển (Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh), có ít nhất 25 loài động vật quý hiếm và nguy cấp được ghi nhận chắc chắn đang tồn tại trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú nhưng tình trạng của chúng cần được nghiên cứu thêm.
Hiện dự án "Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú" đang được triển khai nhằm giúp chính quyền địa phương, người dân trong vùng nhận biết ranh giới khu bảo tồn thông qua việc cùng khảo sát, thảo luận và cắm cọc mốc ranh giới; phát động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng săn bắt động vật quí hiếm./.
Nguyễn Thanh (Vietnam+)