Ngày 17/3, tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã tổ chức hội thảo phát triển du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen.
Tại hội thảo, các tham luận hầu hết tập trung vào chủ đề Măng Đen với các tiềm năng du lịch, văn hóa nhân văn với năm nhóm vấn đề chính gồm phát triển du lịch và sản phẩm phục vụ du lịch; Quảng bá thu hút đầu tư; Liên kết phát triển và vai trò giữa Măng Đen với bên ngoài; Quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và nhóm vấn đề về dân số, phát triển nguồn nhân lực.
Để Măng Đen phát triển bền vững, nhiều nhà khoa học, đại biểu đã đưa ra các giải pháp thiết thực như phát triển các ngành nông lâm nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nhằm bổ trợ trong việc phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen.
Huyện Kon Plong cần tăng cường đầu tư và khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng hợp lý; tạo môi trường đầu tư, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương mang tính đặc thù như rau hoa cao cấp, cá nước lạnh, các sản phẩm từ rừng như rượu Sim...; tập trung phát triển sản xuất các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch; sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý…
Bên cạnh đó, chú trọng tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu; phát triển du lịch phải gắn với công tác bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể của từng cộng đồng và địa phương; xây dựng thương hiệu cho khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen theo lộ trình cụ thể.
Ngoài ra, để quảng bá du lịch Măng Đen ra bên ngoài, một số đại biểu cũng đã ra giải pháp xây dựng các tour du lịch cần chú trọng kết nối giữa Măng Đen với “Con đường di sản miền Trung,” “Con đường Xanh Tây Nguyên,” Tây Nguyên với các khu vực khác và quốc tế…
Cùng ngày, tại quảng trường huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định số 298/QĐ-TTg, ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plong (Kon Tum) đến năm 2030./.
Tại hội thảo, các tham luận hầu hết tập trung vào chủ đề Măng Đen với các tiềm năng du lịch, văn hóa nhân văn với năm nhóm vấn đề chính gồm phát triển du lịch và sản phẩm phục vụ du lịch; Quảng bá thu hút đầu tư; Liên kết phát triển và vai trò giữa Măng Đen với bên ngoài; Quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và nhóm vấn đề về dân số, phát triển nguồn nhân lực.
Để Măng Đen phát triển bền vững, nhiều nhà khoa học, đại biểu đã đưa ra các giải pháp thiết thực như phát triển các ngành nông lâm nghiệp-tiểu thủ công nghiệp nhằm bổ trợ trong việc phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen.
Huyện Kon Plong cần tăng cường đầu tư và khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng hợp lý; tạo môi trường đầu tư, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương mang tính đặc thù như rau hoa cao cấp, cá nước lạnh, các sản phẩm từ rừng như rượu Sim...; tập trung phát triển sản xuất các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch; sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý…
Bên cạnh đó, chú trọng tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu; phát triển du lịch phải gắn với công tác bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể của từng cộng đồng và địa phương; xây dựng thương hiệu cho khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen theo lộ trình cụ thể.
Ngoài ra, để quảng bá du lịch Măng Đen ra bên ngoài, một số đại biểu cũng đã ra giải pháp xây dựng các tour du lịch cần chú trọng kết nối giữa Măng Đen với “Con đường di sản miền Trung,” “Con đường Xanh Tây Nguyên,” Tây Nguyên với các khu vực khác và quốc tế…
Cùng ngày, tại quảng trường huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định số 298/QĐ-TTg, ngày 05/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plong (Kon Tum) đến năm 2030./.
Sỹ Thắng (TTXVN)