Trong 2 ngày 14 và 15/11, tại Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp tổ chức Hội thảo Quốc gia về phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông qua hệ thống trường thực hành.
Dự hội thảo có lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường cao đẳng, đại học sư phạm, các trường đa ngành có đào tạo giáo viên và các Sở Giáo dục Đào tạo trên toàn quốc.
Hội thảo được thực hiện với mục đích chia sẻ hiểu biết lý luận, kinh nghiệm về đào tạo giáo viên nói chung, về đào tạo nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm tại nơi diễn ra hoạt động dạy học, giáo dục qua hệ thống trường thực hành nói riêng, hướng tới tìm được giải pháp có tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên.
Chủ đề chính được đưa ra tại hội thảo là: Xây dựng hệ thống trường phổ thông thực hành với mô hình được hình thành bởi cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, các thể chế bảo đảm thực hiện chức năng môi trường thực hành, rèn luyện, phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm với tư cách một mắt xích cơ hữu trong quá trình đào tạo giáo viên; năng lực nghề nghiệp nói chung và nghiệp vụ sư phạm nói riêng cần đào tạo cho sinh viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên với tư cách là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động đào tạo giáo viên; kỹ năng nghề nghiệp cần và có thể tổ chức đào tạo tại trường thực hành sư phạm.
Tại hội thảo, các đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, các trường đa ngành có đào tạo giáo viên…đã trình bày nhiều tham luận, tập trung vào các chủ đề chính, như: Quy chế đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động đào tạo giáo viên; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo giáo viên; vai trò của trường phổ thông thực hành đối với việc hình thành năng lực nghề của sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại; quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên; mô hình, cơ chế và phương thức phối hợp giữa các trường sư phạm với trường phổ thông thực hành trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; mô hình cơ chế hoạt động và sự phối hợp giữa trường thực hành sư phạm với trường Đại học sư phạm...
Những tham luận này là những công trình được đúc kết một cách khoa học từ các công trình nghiên cứu; từ kinh nghiệm quản lý đào tạo giáo viên, quản lý giáo dục ở nhà trường các cấp học; từ chính những người trực tiếp đứng lớp hàng ngày tác động đến sinh viên, học sinh; từ những nhà sử dụng sản phẩm đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Các tham luận đã giải đáp những vấn đề lớn đặt ra trong công tác đào tạo giáo viên, như: Đào tạo nghiệp vụ sư phạm gồm những nội dung nào? Nghiệp vụ sư phạm được đào tạo theo phương thức nào? Mô hình trường thực hành sư phạm được xây dựng như thế nào để đáp ứng yêu cầu đào tạo năng lực nghề nghiệp? Quy chế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên? Kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng vào Việt Nam về đào tạo giáo viên, kinh nghiệm tổ chức rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng sư phạm...
Tại Việt Nam, Dự án phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp được khởi động từ đầu năm 2007, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2003. Dự án là nơi hội tụ của hàng trăm chuyên gia tư vấn, là các nhà sư phạm lão thành và nhiều chuyên gia tư vấn quốc tế có uy tín đã nghiên cứu và đề xuất được một số giải pháp có ý nghĩa chiến lược trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Thông qua hoạt động của Dự án cho thấy, thực tế là phải đổi mới căn bản và đồng bộ các hoạt động liên quan đến phát triển kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên. Đây là điểm mấu chốt khắc phục tình trạng đa số giáo viên hiện nay đều đạt chuẩn đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ trong thực tiễn công tác ở các nhà trường. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục chắc chắn phải đổi mới khâu then chốt là đào tạo bồi dưỡng giáo viên./.
Dự hội thảo có lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường cao đẳng, đại học sư phạm, các trường đa ngành có đào tạo giáo viên và các Sở Giáo dục Đào tạo trên toàn quốc.
Hội thảo được thực hiện với mục đích chia sẻ hiểu biết lý luận, kinh nghiệm về đào tạo giáo viên nói chung, về đào tạo nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm tại nơi diễn ra hoạt động dạy học, giáo dục qua hệ thống trường thực hành nói riêng, hướng tới tìm được giải pháp có tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên.
Chủ đề chính được đưa ra tại hội thảo là: Xây dựng hệ thống trường phổ thông thực hành với mô hình được hình thành bởi cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, các thể chế bảo đảm thực hiện chức năng môi trường thực hành, rèn luyện, phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm với tư cách một mắt xích cơ hữu trong quá trình đào tạo giáo viên; năng lực nghề nghiệp nói chung và nghiệp vụ sư phạm nói riêng cần đào tạo cho sinh viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên với tư cách là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động đào tạo giáo viên; kỹ năng nghề nghiệp cần và có thể tổ chức đào tạo tại trường thực hành sư phạm.
Tại hội thảo, các đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, các trường đa ngành có đào tạo giáo viên…đã trình bày nhiều tham luận, tập trung vào các chủ đề chính, như: Quy chế đào tạo và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động đào tạo giáo viên; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo giáo viên; vai trò của trường phổ thông thực hành đối với việc hình thành năng lực nghề của sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại; quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên; mô hình, cơ chế và phương thức phối hợp giữa các trường sư phạm với trường phổ thông thực hành trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; mô hình cơ chế hoạt động và sự phối hợp giữa trường thực hành sư phạm với trường Đại học sư phạm...
Những tham luận này là những công trình được đúc kết một cách khoa học từ các công trình nghiên cứu; từ kinh nghiệm quản lý đào tạo giáo viên, quản lý giáo dục ở nhà trường các cấp học; từ chính những người trực tiếp đứng lớp hàng ngày tác động đến sinh viên, học sinh; từ những nhà sử dụng sản phẩm đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Các tham luận đã giải đáp những vấn đề lớn đặt ra trong công tác đào tạo giáo viên, như: Đào tạo nghiệp vụ sư phạm gồm những nội dung nào? Nghiệp vụ sư phạm được đào tạo theo phương thức nào? Mô hình trường thực hành sư phạm được xây dựng như thế nào để đáp ứng yêu cầu đào tạo năng lực nghề nghiệp? Quy chế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên? Kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng vào Việt Nam về đào tạo giáo viên, kinh nghiệm tổ chức rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng sư phạm...
Tại Việt Nam, Dự án phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp được khởi động từ đầu năm 2007, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2003. Dự án là nơi hội tụ của hàng trăm chuyên gia tư vấn, là các nhà sư phạm lão thành và nhiều chuyên gia tư vấn quốc tế có uy tín đã nghiên cứu và đề xuất được một số giải pháp có ý nghĩa chiến lược trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Thông qua hoạt động của Dự án cho thấy, thực tế là phải đổi mới căn bản và đồng bộ các hoạt động liên quan đến phát triển kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên. Đây là điểm mấu chốt khắc phục tình trạng đa số giáo viên hiện nay đều đạt chuẩn đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ trong thực tiễn công tác ở các nhà trường. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục chắc chắn phải đổi mới khâu then chốt là đào tạo bồi dưỡng giáo viên./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)