Phát triển ứng dụng công nghệ laser trong hội họa

Giáo sư Warren S. Warren phát hiện ra rằng có thể dùng laser để khám phá bí ẩn của tác phẩm nghệ thuật mà không làm hỏng bức tranh.
Giáo sư Warren S. Warren, người đã phát triển công nghệ ứng dụng laser để nghiên cứu khối u ác tính, vừa phát hiện một ứng dụng mới của laser: khám phá những bí ẩn bên dưới tác phẩm nghệ thuật mà không làm hỏng bức tranh.

Giáo sư Warren, người Mỹ, hiện làm việc tại Phòng tranh Quốc gia ở thủ đô London của Anh. Khi xem triển lãm các tác phẩm nghệ thuật "nhái," ông nhận ra rằng giới nghệ thuật đã sử dụng các công nghệ hình ảnh từ cách đây 3 hoặc 4 thập kỷ trước. Vì vậy, ông bắt đầu điều tra xem liệu laser có thể được sử dụng để phát hiện một cách an toàn những bí ẩn bên dưới lớp sơn dầu hay không. Đến nay, câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Giáo sư Warren và các nhà chuyên môn khác tại Đại học Duke thuộc Trung tâm Phân tử và hình ảnh y sinh, phát hiện họ có thể sử dụng công nghệ thăm dò laser của giáo sư Warren để tạo hình cắt ngang 3 chiều của tác phẩm nghệ thuật, cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy màu sắc và các lớp toan, và tại một vài điểm có thể phát hiện nguồn gốc của vật liệu.

Bức tranh vẽ chúa Jesu bị đóng đinh trên thánh giá (Crucifixion) của danh họa Puccio Capanna ở thế kỷ 14 hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật N.C là bức tranh đầu tiên được thử nghiệm công nghệ laser bơm thăm dò.

Ông William Brown, Giám đốc bảo tàng, cho biết dưới bức tranh này để lộ một lớp sơn dày màu xanh da trời trên tấm áo choàng của Madonna. Thông thường, màu xanh da trời được hoàn tất với một lớp chất azurite ít tốn kém hơn, được phủ một lớp ngọc mỏng đắt hơn cả vàng vào thời kỳ đó. Điều này cho thấy đây là một bức tranh thực sự rất quan trọng, nó có thể là một phần của bức họa sau bệ thờ ở Tòa thánh Vatican.

Lâu nay, các chuyên gia bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật thường sử dụng dao mổ để loại bỏ các mẫu nhỏ xíu khỏi bức tranh để tìm hiểu thêm về cả bức họa và các vật liệu sử dụng. Nhưng phương pháp này làm hư hại bức tranh và chỉ giới hạn ở chỗ mà chuyên gia bảo tồn có thể khía vào lớp sơn, ví dụ như góc tranh hay nền.

Trong khi đó, công nghệ thăm dò laser cho phép nhìn ba chiều bất kỳ phần nào của bức họa mà không cần dùng đến con chip. Các nhà nghiên cứu có thể phóng to hoặc thu nhỏ, giống như xem một lớp bánh, và tách rời các màu sắc để nhìn được bức vẽ sơn dầu đầu tiên.

Giám đốc Bảo tàng N.C kết luận với những kỹ thuật này, chúng ta có thể hiểu công nghệ tạo ra các bức tranh sơn dầu và có thể vẽ lại toàn bộ lịch sử của thế giới thông qua công nghệ và đổi mới công nghệ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và tất cả mọi thứ./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục