Với 612 phiếu thuận, 38 phiếu chống, Nghị viện châu Âu (EP) trong phiên họp ngày 19/1 tại Strasbourg, Pháp đã phê chuẩn Hiệp ước ổn định và liên kết với Serbia, mở đường cho Belgrade tiến hành các cuộc đàm phán về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Thông tin trên được đăng tải cùng ngày trên trang web của chính phủ Serbia.
Hiệp ước ổn định và liên kết giữa Serbia và EU, được ký năm 2008, tính tới thời điểm hiện tại đã được 11 trong số 27 thành viên EU phê chuẩn.
Chính quyền Serbia hy vọng rằng việc EP phê chuẩn văn kiện này sẽ thúc đẩy tiến trình tương tự tại các nước thành viên EU khác và cho phép Serbia nhận được quy chế ứng cử viên gia nhập EU vào năm 2011.
Serbia nhấn mạnh gia nhập EU là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước này. Bên cạnh đó, Belgrade cũng bày tỏ tin tưởng vào hiệu ứng kinh tế tích cực, bởi vì sau khi hiệp ước này có hiệu lực, hai bên sẽ thiết lập khu vực thương mại tự do.
Cùng ngày, EP cũng thông qua nghị quyết về sự hội nhập châu Âu của Serbia, trong đó nhấn mạnh tiến trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thiết lập sự ổn định ở khu vực Balkans.
Nghị quyết trên cũng kêu gọi chính quyền Serbia tiếp tục chính sách cải cách trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành tư pháp, hợp tác đầy đủ với Tòa án quốc tế La Hay và chống tham nhũng./.
Thông tin trên được đăng tải cùng ngày trên trang web của chính phủ Serbia.
Hiệp ước ổn định và liên kết giữa Serbia và EU, được ký năm 2008, tính tới thời điểm hiện tại đã được 11 trong số 27 thành viên EU phê chuẩn.
Chính quyền Serbia hy vọng rằng việc EP phê chuẩn văn kiện này sẽ thúc đẩy tiến trình tương tự tại các nước thành viên EU khác và cho phép Serbia nhận được quy chế ứng cử viên gia nhập EU vào năm 2011.
Serbia nhấn mạnh gia nhập EU là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước này. Bên cạnh đó, Belgrade cũng bày tỏ tin tưởng vào hiệu ứng kinh tế tích cực, bởi vì sau khi hiệp ước này có hiệu lực, hai bên sẽ thiết lập khu vực thương mại tự do.
Cùng ngày, EP cũng thông qua nghị quyết về sự hội nhập châu Âu của Serbia, trong đó nhấn mạnh tiến trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thiết lập sự ổn định ở khu vực Balkans.
Nghị quyết trên cũng kêu gọi chính quyền Serbia tiếp tục chính sách cải cách trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành tư pháp, hợp tác đầy đủ với Tòa án quốc tế La Hay và chống tham nhũng./.
(TTXVN/Vietnam+)