Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Quyết định nêu rõ, biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
Biến đổi khí hậu vừa là thách thức cũng là cơ hội đối với Việt Nam. Bởi lẽ, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP...
Bên cạnh thách thức nêu trên, biến đổi khí hậu cũng mở ra các cơ hội đối với Việt Nam. Cụ thể, việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội nhập các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan sẽ nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới...
Với các thách thức cũng như cơ hội kể trên, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đặt ra 4 mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thứ hai, nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững... Thứ ba, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách...; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế-xã hội. Thứ tư, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu...
Đây là 1 trong 10 nhiệm vụ chiến lược của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Theo đó, để cảnh báo sớm, đến năm 2015, phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nâng thời hạn dự báo bão, không khí lạnh lên đến 3 ngày với độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực châu Á nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra.
Để giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai, cần rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm cấp bách. Đồng thời, nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả và lâu dài.
Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước; phấn đấu đến 2020 nâng độ che phủ của rừng lên 45%./.
Quyết định nêu rõ, biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
Biến đổi khí hậu vừa là thách thức cũng là cơ hội đối với Việt Nam. Bởi lẽ, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP...
Bên cạnh thách thức nêu trên, biến đổi khí hậu cũng mở ra các cơ hội đối với Việt Nam. Cụ thể, việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội nhập các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan sẽ nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới...
Với các thách thức cũng như cơ hội kể trên, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đặt ra 4 mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thứ hai, nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững... Thứ ba, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách...; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế-xã hội. Thứ tư, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu...
Đây là 1 trong 10 nhiệm vụ chiến lược của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Theo đó, để cảnh báo sớm, đến năm 2015, phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nâng thời hạn dự báo bão, không khí lạnh lên đến 3 ngày với độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực châu Á nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra.
Để giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai, cần rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm cấp bách. Đồng thời, nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả và lâu dài.
Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước; phấn đấu đến 2020 nâng độ che phủ của rừng lên 45%./.
(TTXVN/Vietnam+)