Chương trình "Xã hội hóa công tác y học cổ truyền, phổ biến cho nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc dưới ba hình thức cây rau ăn làm thuốc, cây ăn quả làm thuốc, cây cảnh làm thuốc" được Thừa Thiên - Huế triển khai năm 1997.
Đến nay, vườn cây làm thuốc ở tỉnh đã có rất nhiều loại nằm trong danh mục 9 nhóm thuốc chữa bệnh, góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân địa phương.
Điển hình như huyện A Lưới đã xây dựng được 29 vườn thuốc. Trong đó, cây trồng vừa ăn vừa làm thuốc có 9 nhóm với 57 loại cây khác nhau và đều ở trong vườn nhà dân.
Phổ biến là nhóm các cây chữa mụn nhọt như bồ công anh, phèn đen, cải trời; nhóm cây chữa đau nhức xương khớp như, địa liền, lá lốt, cỏ xước; nhóm cây chữa bệnh ho như dâu, húng chanh, tía tô...
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Dung, Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên - Huế thì hiện nay, rau, quả luôn có trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Người dân đã nhận thức được giá trị dinh dưỡng của các loại cây cũng như tác dụng của nó trong y học.
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình nhận biết được cây trong vườn nhà làm thuốc rất cao, như rau ăn chiếm 86%, cây ăn quả 83% và cây cảnh 66%.
Dùng cây trong vườn để chữa bệnh thông thường cũng khá phổ biến như khi bị ho 39%; chữa nhuận tràng hơn 48% và bị cảm sốt 58,2%.
Có trên 92% cán bộ đánh giá mô hình sử dụng các loại cây trong vườn nhà làm thuốc mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho địa phương như tăng thu nhập, tạo cảnh quan môi trường ở nông thôn...
Ngành y tế Thừa Thiên - Huế thường xuyên tuyên truyền cách trồng, sử dụng các loại cây trong vườn làm thuốc cho cộng đồng như tập huấn trao đổi thông tin tại lớp học, phát sách chuyên môn, phổ biến kiến thức qua hệ thống, phương tiện thông tin đại chúng...
Ngành vận động người dân thực hiện trồng, sử dụng cây thuốc trong vườn nhà khi bị bệnh thông thường, lồng ghép các nội dung tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức cũng như khuyến khích người dân sử dụng cây thuốc trong các trường hợp cần thiết như sơ cấp cứu và bệnh thông thường.
Cán bộ y tế được cử xuống sưu tầm cây thuốc trong dân cư và tìm kiếm trong rừng để đưa về vườn trồng.../.
Đến nay, vườn cây làm thuốc ở tỉnh đã có rất nhiều loại nằm trong danh mục 9 nhóm thuốc chữa bệnh, góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân địa phương.
Điển hình như huyện A Lưới đã xây dựng được 29 vườn thuốc. Trong đó, cây trồng vừa ăn vừa làm thuốc có 9 nhóm với 57 loại cây khác nhau và đều ở trong vườn nhà dân.
Phổ biến là nhóm các cây chữa mụn nhọt như bồ công anh, phèn đen, cải trời; nhóm cây chữa đau nhức xương khớp như, địa liền, lá lốt, cỏ xước; nhóm cây chữa bệnh ho như dâu, húng chanh, tía tô...
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Dung, Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên - Huế thì hiện nay, rau, quả luôn có trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Người dân đã nhận thức được giá trị dinh dưỡng của các loại cây cũng như tác dụng của nó trong y học.
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình nhận biết được cây trong vườn nhà làm thuốc rất cao, như rau ăn chiếm 86%, cây ăn quả 83% và cây cảnh 66%.
Dùng cây trong vườn để chữa bệnh thông thường cũng khá phổ biến như khi bị ho 39%; chữa nhuận tràng hơn 48% và bị cảm sốt 58,2%.
Có trên 92% cán bộ đánh giá mô hình sử dụng các loại cây trong vườn nhà làm thuốc mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho địa phương như tăng thu nhập, tạo cảnh quan môi trường ở nông thôn...
Ngành y tế Thừa Thiên - Huế thường xuyên tuyên truyền cách trồng, sử dụng các loại cây trong vườn làm thuốc cho cộng đồng như tập huấn trao đổi thông tin tại lớp học, phát sách chuyên môn, phổ biến kiến thức qua hệ thống, phương tiện thông tin đại chúng...
Ngành vận động người dân thực hiện trồng, sử dụng cây thuốc trong vườn nhà khi bị bệnh thông thường, lồng ghép các nội dung tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức cũng như khuyến khích người dân sử dụng cây thuốc trong các trường hợp cần thiết như sơ cấp cứu và bệnh thông thường.
Cán bộ y tế được cử xuống sưu tầm cây thuốc trong dân cư và tìm kiếm trong rừng để đưa về vườn trồng.../.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)