Theo thông tin từ Ban quản lý phố cổ Hà Nội, từ chiều ngày 18 đến ngày 23/11, tại khu phố cổ sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Các hoạt động này sẽ được diễn ra tại 4 điểm là những di sản văn hóa của Hà Nội như: Đồng Đình Lạc, Trung tâm Thông tin Phố cổ, Ngôi nhà di sản và Đình Kim Ngân.
Tại Đồng Đình Lạc, công chúng Thủ đô và du khách sẽ được xem giới thiệu y phục cung đình qua đôi bàn tay của nghệ nhân Vũ Giỏi, làng Quất Động, Thường Tín, Hà Nội. Qua đó, người dân sẽ hiểu hơn nỗi vất vả của nghề thêu cũng như cảm phục những đôi tay khéo léo, tài hoa và bộ óc tinh tế của những người thợ thêu Quất Động.
Còn tại Ngôi nhà di sản, các nghệ nhân làng nghề Đông Sơn, Thanh Hóa sẽ giới thiệu phục chế đồ đồng Đông Sơn. Ngoài việc tái hiện không gian sống, nếp sinh hoạt và không gian văn hóa của người Hà Nội xưa, khách tham quan còn được trò chuyện, tiếp xúc với những nghệ nhân này để hiểu rõ hơn về nền văn hóa Đông Sơn.
Du khách sẽ còn được dịp tìm hiểu về văn hóa làng qua những bức ảnh về cổng xưa của họa sĩ, nhiếp ảnh gia Quách Đông Phương tại Đình Kim Ngân. Những chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng bề thế, chỉn chu.
Ngoài ra, du khách cũng sẽ được thưởng thức vẻ thanh lịch, trang nhã, cầu kỳ trong ẩm thủy của người Hà thành qua hoạt động văn hóa Trà Việt tại Trung tâm Thông tin Phố cổ Hà Nội.
Những hoạt động này nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội đồng thời tuyên truyền, giới thiệu ý nghĩa của ngày Di sản văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Hà Nội xưa.
Các hoạt động này do Ban quản lý phố cổ Hà Nội kết hợp với Ủy Ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm tổ chức./.
Các hoạt động này sẽ được diễn ra tại 4 điểm là những di sản văn hóa của Hà Nội như: Đồng Đình Lạc, Trung tâm Thông tin Phố cổ, Ngôi nhà di sản và Đình Kim Ngân.
Tại Đồng Đình Lạc, công chúng Thủ đô và du khách sẽ được xem giới thiệu y phục cung đình qua đôi bàn tay của nghệ nhân Vũ Giỏi, làng Quất Động, Thường Tín, Hà Nội. Qua đó, người dân sẽ hiểu hơn nỗi vất vả của nghề thêu cũng như cảm phục những đôi tay khéo léo, tài hoa và bộ óc tinh tế của những người thợ thêu Quất Động.
Còn tại Ngôi nhà di sản, các nghệ nhân làng nghề Đông Sơn, Thanh Hóa sẽ giới thiệu phục chế đồ đồng Đông Sơn. Ngoài việc tái hiện không gian sống, nếp sinh hoạt và không gian văn hóa của người Hà Nội xưa, khách tham quan còn được trò chuyện, tiếp xúc với những nghệ nhân này để hiểu rõ hơn về nền văn hóa Đông Sơn.
Du khách sẽ còn được dịp tìm hiểu về văn hóa làng qua những bức ảnh về cổng xưa của họa sĩ, nhiếp ảnh gia Quách Đông Phương tại Đình Kim Ngân. Những chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng bề thế, chỉn chu.
Ngoài ra, du khách cũng sẽ được thưởng thức vẻ thanh lịch, trang nhã, cầu kỳ trong ẩm thủy của người Hà thành qua hoạt động văn hóa Trà Việt tại Trung tâm Thông tin Phố cổ Hà Nội.
Những hoạt động này nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội đồng thời tuyên truyền, giới thiệu ý nghĩa của ngày Di sản văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Hà Nội xưa.
Các hoạt động này do Ban quản lý phố cổ Hà Nội kết hợp với Ủy Ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm tổ chức./.
Thúy Mơ (Vietnam+)