Sáng 3/2 tức 23 tháng Chạp Âm lịch, các chợ hoa trước khu vực Phu Văn Lâu, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh và nhiều đường phố ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế tràn ngập sắc hoa.
Dịp Tết ở Huế, nhà nào cũng có ít nhất một cặp hoa cúc (2 chậu) ở trước sân. Vì thế, các chợ hoa ở Huế tràn ngập sắc vàng của hoa cúc.
Chị Mai, người trồng hoa ở thôn Dạ Lê cho biết mỗi cặp cúc vàng của chị có giá bán từ 250.000 đồng đến 550.000 đồng. Do được mùa nên giá cả không tăng hơn năm ngoái. Chị cũng trồng được hoa ly, tuy không nhiều nhưng đây là loại bán được giá nhất. Mỗi chậu hai cây với khoảng chục bông có giá từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng.
Đặc biệt, năm nay, chị trồng thử nghiệm thành công giống hoa "cúc xoay," thân cao hơn cúc vàng, lại có màu đỏ tím trông mới lạ, rất ưa nhìn. Vì là giống mới đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao và đầu tư nhiều nên loại hoa này có giá tới 1,5 triệu đồng/cặp. Tuy nhiên, loại hoa này bán chạy nhất trong mấy ngày qua, chị Mai cho biết.
Năm nay, đào từ Hà Nội mang vào ít hơn, thay vào đó là quất, hoặc mai vàng từ Bình Định. Mỗi cây mai Bình Định có giá từ vài trăm đến vài ba triệu đồng, dễ bán, dễ mua. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích chơi mai vàng xứ Huế hơn. Mai vàng mang từ Bình Định ra có giá bán với khoảng 1 triệu đồng/cây trong khi mai trồng ở Huế giá lên đến 4 triệu đồng/cây.
Tại làng hoa Phú Mậu (huyện Phú Vang), nơi trồng và cung cấp chủ yếu hoa Tết cho thị trường thành phố Huế, vụ này người dân trồng được 9ha hoa cúc. Ngoài ra, các hộ còn trồng thêm 6.000 cây hoa ly.
Năm nay, thông qua một dự án của Ủy ban Nhân dân huyện Phú Vang, làng Phú Mậu cũng đã chọn hộ ông Lê Văn Lự ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu để trồng thử nghiệm trên diện tích gần 150m2 khoảng 500 gốc lan mokara lấy giống từ huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh).
Với sự hỗ trợ gần 35 triệu đồng từ huyện, hợp tác xã, và kỹ thuật trồng, chăm sóc lan Mokara, gia đình ông Lự cũng đã mạnh dạn đầu tư thêm gần 40 triệu đồng.
Sau gần 1 năm trồng thử nghiệm, lứa lan mokara đầu tiên đã được thu hoạch, bán rất được giá.
Người trồng hoa ở Phú Mậu cho hay từ ngày chuyển đổi những chân ruộng sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, hiệu quả canh tác từ 30 triệu đồng/ha đã tăng lên đến 130-140 triệu đồng/ha. Cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Phú Mậu đã trở nên khấm khá nhờ trồng hoa Tết.
Ngoài hỗ trợ về vốn, địa phương còn mời các chuyên gia ở Trung tâm Phát triển hoa Việt Nam, kỹ thuật viên từ Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trung tâm khuyến nông tỉnh để chuyển giao kỹ thuật cho người trồng hoa./.
Dịp Tết ở Huế, nhà nào cũng có ít nhất một cặp hoa cúc (2 chậu) ở trước sân. Vì thế, các chợ hoa ở Huế tràn ngập sắc vàng của hoa cúc.
Chị Mai, người trồng hoa ở thôn Dạ Lê cho biết mỗi cặp cúc vàng của chị có giá bán từ 250.000 đồng đến 550.000 đồng. Do được mùa nên giá cả không tăng hơn năm ngoái. Chị cũng trồng được hoa ly, tuy không nhiều nhưng đây là loại bán được giá nhất. Mỗi chậu hai cây với khoảng chục bông có giá từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng.
Đặc biệt, năm nay, chị trồng thử nghiệm thành công giống hoa "cúc xoay," thân cao hơn cúc vàng, lại có màu đỏ tím trông mới lạ, rất ưa nhìn. Vì là giống mới đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao và đầu tư nhiều nên loại hoa này có giá tới 1,5 triệu đồng/cặp. Tuy nhiên, loại hoa này bán chạy nhất trong mấy ngày qua, chị Mai cho biết.
Năm nay, đào từ Hà Nội mang vào ít hơn, thay vào đó là quất, hoặc mai vàng từ Bình Định. Mỗi cây mai Bình Định có giá từ vài trăm đến vài ba triệu đồng, dễ bán, dễ mua. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích chơi mai vàng xứ Huế hơn. Mai vàng mang từ Bình Định ra có giá bán với khoảng 1 triệu đồng/cây trong khi mai trồng ở Huế giá lên đến 4 triệu đồng/cây.
Tại làng hoa Phú Mậu (huyện Phú Vang), nơi trồng và cung cấp chủ yếu hoa Tết cho thị trường thành phố Huế, vụ này người dân trồng được 9ha hoa cúc. Ngoài ra, các hộ còn trồng thêm 6.000 cây hoa ly.
Năm nay, thông qua một dự án của Ủy ban Nhân dân huyện Phú Vang, làng Phú Mậu cũng đã chọn hộ ông Lê Văn Lự ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu để trồng thử nghiệm trên diện tích gần 150m2 khoảng 500 gốc lan mokara lấy giống từ huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh).
Với sự hỗ trợ gần 35 triệu đồng từ huyện, hợp tác xã, và kỹ thuật trồng, chăm sóc lan Mokara, gia đình ông Lự cũng đã mạnh dạn đầu tư thêm gần 40 triệu đồng.
Sau gần 1 năm trồng thử nghiệm, lứa lan mokara đầu tiên đã được thu hoạch, bán rất được giá.
Người trồng hoa ở Phú Mậu cho hay từ ngày chuyển đổi những chân ruộng sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, hiệu quả canh tác từ 30 triệu đồng/ha đã tăng lên đến 130-140 triệu đồng/ha. Cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Phú Mậu đã trở nên khấm khá nhờ trồng hoa Tết.
Ngoài hỗ trợ về vốn, địa phương còn mời các chuyên gia ở Trung tâm Phát triển hoa Việt Nam, kỹ thuật viên từ Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trung tâm khuyến nông tỉnh để chuyển giao kỹ thuật cho người trồng hoa./.
Quốc Việt (Vietnam+)