[Photo] Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng sau 20 ngày đêm chiến đấu

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên đã nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung. Trong ảnh: Xe tăng, xe bọc thép và các phương tiện chiến tranh khác của địch ở Quy Nhơn tháo chạy ra bờ biển bị quân giải phóng đánh chặn, phá huỷ. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên đã nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung. Trong ảnh: Thành phố cảng Nha Trang sau ngày giải phóng. (Ảnh: Anh Tôn/TTXVN)
Chiến sỹ quân giải phóng trên nóc các nhà cao tầng thành phố Quy Nhơn trừng trị những tên ngoan cố chống lại cách mạng. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Pháo binh và xe tăng quân giải phóng trên đường hành quân vào giải phóng Quy Nhơn. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Quân giải phóng trong chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhiều phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hàng trăm xe quân sự của Quân đoàn 2 ngụy trên đường rút chạy khỏi Tây nguyên bị quân ta chặn đánh và phá hủy trên đường số 7 từ Cheo Reo đi Phú Bổn. Chỉ trong 12 ngày, hơn 12 vạn tên địch bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phương tiện chiến tranh của địch ở Chi khu quân sự kiên cố Đức Lập rơi vào tay quân giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bằng mọi phương tiện thô sơ và cơ giới, các chiến sỹ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Làm đường giao liên ở chiến khu Trung Trung Bộ trong chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Hồng Phấn/TTXVN)
Bộ đội ta giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh (Kon Tum) trong chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Lương Biên/TTXVN)
Quân giải phóng tiến vào đánh chiếm sân bay Hòa Bình ở thị xã Buôn Ma Thuột. (Ảnh: TTXVN)
Dân quân địa phương tham gia chống lầy, mở đường cho xe tăng quân giải phóng xuất kích trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Bằng mọi phương tiện thô sơ, các chiến sĩ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hoá phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Bộ đội vận tải thuộc đơn vị 250 (Gia Lai) chuyển lương thực, vũ khí ra chiến trường trong chiến dịch Tây Nguyên. (Ảnh: Anh Tôn/TTXVN)
Sở chỉ huy mặt trận Tây Nguyên tháng 3/1975 (Từ trái qua): Đồng chí Hoàng Dũng, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Bùi San, Khu ủy viên Khu V, đồng chí Huỳnh Văn Mẫn (tức Chín Cần), Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. (Ảnh: TTXVN)
Bằng mọi phương tiện thô sơ và cơ giới, các chiến sỹ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa phục vụ chiến dịch. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)
Các chiến sỹ đoàn Pleime (Gia Lai) thảo luận phương án đánh địch. (Ảnh: Phú Tuấn/TTXVN)
Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Gia đình một nông dân ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ủng hộ lúa cho cách mạng, góp phần nuôi quân chiến đấu trong chiến dịch Tây Nguyên, tháng 3/1975. (Ảnh: Thành Vinh/TTXVN)
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mở màn từ ngày 4/3/1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên với trận đột phá chiến lược đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24/3/1975, chiến dịch đã giành thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Đồng bào Kon Tum quây quần bên các chiến sỹ giải phóng trong buôn làng dọc đường 19 trong những ngày Tây Nguyên được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Già làng A Mip ở ấp Plei Phien, Pleiku vui mừng ôm chiến sỹ bộ đội trong ngày về giải phóng buôn làng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 3/4/1975, Đà Lạt - thành phố trên cao nguyên Di Linh được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục