Đích thân Phật tử phải dâng tận tay những lễ phẩm lên chư Tăng. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Thành kính dâng lễ phẩm lên chư Tăng. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Bình bát của chư Tăng chứa lễ phẩm từ Phật tử. Bình bát được quấn vải khéo léo, lúc đầu được làm bằng đất, song do dễ vỡ, nên đến thế kỷ 19 thời vua Mongkut (Rama IV), chúng được làm bằng thép và nay là đồng, vàng, bạc, thủy tinh... (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Trẻ em ở Thái Lan được cha mẹ rèn giũa thói quen và các nghi lễ của Phật giáo, trong đó có lễ cúng dường, góp phần hình thành nhân cách thuần chất và hiền lành ở mỗi người Thái. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Chư Tăng hoan hỉ nhận lễ phẩm, đọc kinh chúc phúc, cầu nguyện cho toàn thể mọi người trong gia đình Phật tử. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Thành tâm hình thành nhân cách hướng thiện ngay từ bé. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Phật tử thành tâm cầu phúc, an lành cho gia đình và người thân. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Phật tử đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp đều thành tâm tham dự lễ cúng dường. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Chư tăng niệm kinh cầu phúc, chúc an lành cho các Phật tử. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Kết thúc phần cầu phúc cho Phật tử, chư Tăng dùng bữa từ những lễ vật mà Phật tử cúng dường. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Theo giáo lý nhà Phật, bữa ăn của chư Tăng phải kết thúc trước 12 giờ trưa. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Thu dọn lễ phẩm sau khi chư Tăng dùng xong bữa. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Chư Tăng quỳ lạy Phật tổ, kết thúc lễ cúng dường và nghỉ ngơi, chuẩn bị tiến hành thiền định. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Phật tử thu dọn đồ đạc cá nhân sau khi chư Tăng ăn xong. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Kết thúc lễ cúng dường, các Phật tử sẽ chia nhau đồ ăn mà các chư Tăng chưa dùng đến. Một phần sẽ được đem chia cho các trẻ em nghèo, mồ côi, tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
(Vietnam+)