[Photo] Làng nghề bánh chưng gù Bản Tùy ở Hà Giang tất bật cho vụ Tết

Bánh chưng gù là một loại bánh truyền thống, mang đậm nét bản sắc từ rất lâu đời của dân tộc Tày ở thôn Bản Tùy, tỉnh Hà Giang, là món ẩm thực không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết cổ truyền.
Bánh chưng gù là một loại bánh truyền thống mang đậm nét bản sắc từ rất lâu đời của dân tộc Tày ở thôn Bản Tùy, tỉnh Hà Giang, là món ẩm thực không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết cổ truyền. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Những chiếc lá dong được rửa sạch trước khi đem đi gói bánh. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Những chiếc lá dong sau khi được rửa sạch, lau khô sẽ được tước bỏ phần gân. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Bình quân mỗi hộ gia đình làm nghề gói bánh chưng gù một năm bán ra thị trường với số lượng khoảng 30.000 đến 50.000 chiếc/năm. Đặc biệt, vào những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán, số lượng bánh chưng được sản xuất, đưa ra thị trường nhiều gấp 4-5 lần bình thường. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Những chiếc bánh thành phẩm được đóng gói, xuất ra thị trường. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Những chiếc bánh chưng được định lượng cẩn thận. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Các công đoạn gói bánh chưng. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bánh chưng thôn Bản Tùy hiện nay khá ốn định chủ yếu là khách trong nước (ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam), ngoài ra còn bán cho khách hàng nước ngoài như Hàn Quốc, Australia, Hong Kong. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Sau khi gói, những phần lá thừa sẽ được cắt tỉa gọn gàng. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
Công việc gói bánh chủ yếu do những người phụ nữ đảm nhiệm. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục