[Photo] Sự ác liệt của chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh

Những hình ảnh chân thực về sự ác liệt cũng như những mất mát mà nhân dân Việt Nam đã trải qua trong cuộc chiến giành độc lập toàn vẹn, thống nhất đất nước.
Trực thăng Mỹ 'vãi đạn' vào rừng cây để yểm trợ cho binh lính Việt Nam Cộng hòa trong trận chiến ở Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. (Ảnh: AP)
Lính đặc nhiệm dù cùng cố vấn Mỹ đi lùng sục căn cứ hậu cần của bộ đội Việt Nam cách Sài Gòn 100 km. (Ảnh: AP)
Một binh lính Việt Nam Cộng hòa bị thương nặng sau trận chiến ở cánh đồng mía tại Đức Hòa ngày 5/8/1963. Một tiểu đội gồm 30 lính thủy đánh bộ Việt Nam Cộng hòa đang đi lùng các du kích thì bị phục kích. (Ảnh: AP)
Máy bay Mỹ ném bom napalm gần khu vực sông Hương, Huế ngày 28/2/1963. (Ảnh: AP)
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn ngày 11/6/1963 để phản đối chính sách đàn áp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. (Ảnh: AP)
Máy bay A-1 Skyraider của Mỹ thả những quả bom 500-pound xuống địa điểm nghi ngờ có bộ đội Việt Nam ngày 26/12/1964. (Ảnh: AP)
Trực thăng Eagle Flight của Mỹ quần thảo trên không yểm trợ cho binh lính Việt Nam Công hòa trong chiến dịch chống lại lực lượng du kích Việt Nam tại Đồng bằng sống Mekong vào tháng 12/1964. (Ảnh: AP)
Người cha ôm xác con bị lính Việt Nam Cộng hòa giết hại trong cuộc đột kích vào làng ngày 19/3/1964. (Ảnh: AP)
Lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng ngày 10/4/1965. (Ảnh: AP)
Hàng nghìn người dân Mỹ tập trung ở Đài tưởng niệm Washington ngày 17/4/1965 để yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam. (Ảnh: AP)
Một y tá cố gắng an ủi binh sỹ Mỹ bị thương tại bệnh viện quân y số 8 ở Nha Trang ngày 7/2/1965. (Ảnh: AP)
Quan tài được phủ quốc kỳ của 8 binh sỹ Mỹ thiệt mạng trong cuộc tấn công của bộ đội vào căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam ngày 7/2/1965. (Ảnh: AP)
Những người bị thương sau vụ đánh bom vào tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn ngày 30/3/1965. (Ảnh: AP)
Bốn chiếc máy bay Ranch Hand C-123 rải chất độc hóa học vào cánh rừng nghi ngờ có bộ đội Việt Nam vào tháng 9/1965. (Ảnh: AP)
Máy bay B-52 ném bom rải thảm xuống khu vực gần Tây Ninh ngày 2/11/1965. (Ảnh: AP)
Tướng William Westmoreland nói chuyện với các binh lính tiểu đoàn 1, trung đoàn 16, sư đoàn 2 thuộc Lữ đoàn số 1 của Mỹ đóng gần Biên Hòa. (Ảnh: AP)
Biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam tại thành phố Berkeley-Oakland, California vào tháng 12/1965. (Ảnh: AP)
Binh sỹ Việt Nam cộng hòa đeo khẩu trang bịt mũi khi đi qua các xác chết của binh lính Mỹ và Việt Nam cộng hòa sau trận đánh ở đồn điền caosu Michelin ngày 27/11/1965. (Ảnh: AP)
Người dân bị thương sống sót sau các đợt không kích của Mỹ vào Đồng Xoài ngày 6/6/1965. (Ảnh: AP)
Máy bay A-1E Skyraider của Mỹ thả bom chứa phốt-pho trắng vào một vị trí của bộ đội Việt Nam vào năm 1966. (Ảnh: AP)
Một nữ du kích bị binh lính Australia dẫn đi thẩm vấn ngày 19/10/1966. (Ảnh: AP)
Một binh sỹ lính thủy đánh bộ Mỹ đổ nước vào miệng một binh sỹ khác dưới cái nóng oi bức. (Ảnh: AP)
Ảnh trái: Một em bé dựa vào người cha bị trói do nghi ngờ là du kích ngày 17/2/1966. Người cha sau đó bị đưa đi thẩm vấn tại Sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ. Ảnh phải: Xác một lính dù Mỹ được kéo lên trực thăng sơ tán. (Ảnh: AP)
Lính biệt động Mỹ bắn tên lửa vào một căn chòi bằng dừa ở bờ sông Hậu ngày 8/12/1967. (Ảnh: AP)
Trực thăng CH-46 Sea Knight của Mỹ bị rơi và nổ tung sau khi trúng đạn ngày 15/7/1966. (Ảnh: AP)
Lính Mỹ dùng súng phun lửa phun vào miệng hang nghi ngờ có bộ đội Việt Nam ẩn nấp ngày  14/4/1967. (Ảnh: AP)
Quân cảnh được hỗ trợ bởi binh sỹ ngăn cản những người phản đối chiến tranh tràn vào Lầu Năm Góc tại Washington D.C ngày 21/10/1967. (Ảnh: AP)
Binh sỹ Mỹ chán nản với cuộc chiến tại Việt Nam. (Ảnh: AP)
Máy bay A-4E Skyhawks ném bom vào một cây cầu ở Thanh Hóa ngày 10/9/1967. (Ảnh: AP)
Lính Mỹ đứng trên một ngôi mộ tập thể vào tháng 3/1967. (Ảnh: AP)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục