Kết quả nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới ( WEF) công bố ngày 24/10 cho thấy bất bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới trên toàn cầu vẫn còn rất lớn, biểu hiện qua mức độ họ tham gia vào các hoạt động về kinh tế và chính trị.
Theo WEF, trong năm 2012, bất bình đẳng giới giữa phụ nữ và đàn ông trong các hoạt động kinh tế là 60% và trong lĩnh vực chính trị là 20%.
Báo cáo về Bất bình đẳng giới Toàn cầu 2012 đã tiến hành đánh giá tốc độ thu hẹp khoảng cách về bình đẳng tại 135 quốc gia trên toàn cầu, dựa trên bốn tiêu chí gồm Cơ hội-sự tham gia vào kinh tế, trình độ giáo dục, sức khỏe - đời sống, quyền lực chính trị.
Kết quả cho thấy khoảng cách về yếu tố sức khỏe giữa hai giới đã được rút ngắn tới 96%, trong khi 93% về trình độ giáo dục.
Song nhìn chung phụ nữ vẫn phải đối mặt với khoảng cách lớn trong công việc, tiền lương và các vị trí lãnh đạo so với cánh mày râu.
Tốc độ thu hẹp khoảng cách giới trên toàn cầu diễn ra khá chậm. Hơn một nửa số quốc gia được khảo sát không có bất kỳ một cải thiện nào vượt quá 5% trong vòng bảy năm qua.
Phụ nữ trên toàn cầu vẫn chịu "lép vế" so với đàn ông trong nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập.
Ngay cả ở những nước có nền giáo dục tiến bộ, phụ nữ có trình độ giáo dục cao thì thu nhập của họ vẫn luôn thấp hơn đàn ông. Trong danh sách 10 công việc có thu nhập cao nhất trên thế giới, lao động nữ chỉ chiếm tỉ lệ hơn 35%.
Trong bảng xếp hạng của WEF năm nay, các quốc gia Bắc Âu vẫn duy trì tốt các vị trí trên bảng xếp hạng về kết quả thu hẹp khoảng cách giới (GGI), dẫn đầu là Ireland, tiếp theo là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển.
Trong khi đó, Chad, Pakistan, Yemen xếp ở vị trí cuối cùng trong danh sách 135 quốc gia./.
Theo WEF, trong năm 2012, bất bình đẳng giới giữa phụ nữ và đàn ông trong các hoạt động kinh tế là 60% và trong lĩnh vực chính trị là 20%.
Báo cáo về Bất bình đẳng giới Toàn cầu 2012 đã tiến hành đánh giá tốc độ thu hẹp khoảng cách về bình đẳng tại 135 quốc gia trên toàn cầu, dựa trên bốn tiêu chí gồm Cơ hội-sự tham gia vào kinh tế, trình độ giáo dục, sức khỏe - đời sống, quyền lực chính trị.
Kết quả cho thấy khoảng cách về yếu tố sức khỏe giữa hai giới đã được rút ngắn tới 96%, trong khi 93% về trình độ giáo dục.
Song nhìn chung phụ nữ vẫn phải đối mặt với khoảng cách lớn trong công việc, tiền lương và các vị trí lãnh đạo so với cánh mày râu.
Tốc độ thu hẹp khoảng cách giới trên toàn cầu diễn ra khá chậm. Hơn một nửa số quốc gia được khảo sát không có bất kỳ một cải thiện nào vượt quá 5% trong vòng bảy năm qua.
Phụ nữ trên toàn cầu vẫn chịu "lép vế" so với đàn ông trong nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập.
Ngay cả ở những nước có nền giáo dục tiến bộ, phụ nữ có trình độ giáo dục cao thì thu nhập của họ vẫn luôn thấp hơn đàn ông. Trong danh sách 10 công việc có thu nhập cao nhất trên thế giới, lao động nữ chỉ chiếm tỉ lệ hơn 35%.
Trong bảng xếp hạng của WEF năm nay, các quốc gia Bắc Âu vẫn duy trì tốt các vị trí trên bảng xếp hạng về kết quả thu hẹp khoảng cách giới (GGI), dẫn đầu là Ireland, tiếp theo là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển.
Trong khi đó, Chad, Pakistan, Yemen xếp ở vị trí cuối cùng trong danh sách 135 quốc gia./.
Thạch Thảo (Vietnam+)