Các nhà khoa học ngày 18/4 cho biết đã phát triển một phương pháp trị liệu mới giúp những con thỏ con mắc chứng liệt não khi sinh có thể cử động gần như bình thường, mở ra hy vọng về một bước đột phá tiềm tàng trong điều trị chứng rối loạn nan y ở người.
Phương pháp nói trên, là một phần trong lĩnh vực y tế nano đang ngày càng phát triển, được thực hiện bằng việc đưa một loại thuốc chống viêm trực tiếp vào những bộ phận bị tổn hại của não thông qua các phân tử tý hon có hình dạng giống cây được gọi là dendrimer.
Sujatha Kannan, tác giả chính của nghiên cứu thuộc Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người, cho biết những con thỏ con được điều trị trong vòng sáu tiếng đồng hồ sau khi sinh đã thể hiện “sự tiến bộ rõ rệt trong chức năng của dây thần kinh vận động” vào ngày thứ năm sau sinh. Chúng có thể di chuyển xung quanh ở “những mức độ sức khỏe gần như bình thường,” dù khi sinh không thể cử động do chứng liệt não.
Loại thuốc trong nghiên cứu nói trên chính là loại thuốc vẫn thường được sử dụng để điều trị cho những người bị quá liều về Acetaminophen, hay còn gọi là N-acetyl-L-cystine (NAC), nhưng với liều lượng ít hơn 10 lần.
Sở dĩ phương pháp này thành công vì nó cho phép thuốc vượt qua hàng rào máu não và nhanh chóng vô hiệu hóa những chỗ bị viêm trong não.
Nhóm nghiên cứu sử dụng thỏ vì cũng giống như người, não thỏ có một số chức năng phát triển trước sinh và một số phát triển sau sinh, trong khi hầu hết các loài động vật khác được sinh ra đã có những khả năng về dây thần kinh vận động.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng phải mất nhiều năm nữa mới có thể biết được liệu phương pháp mới này có thể được áp dụng cho trẻ sơ sinh hay không, song nghiên cứu nói trên đã cung cấp một bằng chứng quan trọng cho quan niệm rằng một số biện pháp can thiệp sớm có thể phục hồi tổn thương ở não.
Chứng liệt não ảnh hưởng đến khoảng 750.000 trẻ em và người lớn ở Mỹ với tỷ lệ phổ biến vào khoảng 3,3/1.000 trẻ sơ sinh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine của Mỹ./.
Phương pháp nói trên, là một phần trong lĩnh vực y tế nano đang ngày càng phát triển, được thực hiện bằng việc đưa một loại thuốc chống viêm trực tiếp vào những bộ phận bị tổn hại của não thông qua các phân tử tý hon có hình dạng giống cây được gọi là dendrimer.
Sujatha Kannan, tác giả chính của nghiên cứu thuộc Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người, cho biết những con thỏ con được điều trị trong vòng sáu tiếng đồng hồ sau khi sinh đã thể hiện “sự tiến bộ rõ rệt trong chức năng của dây thần kinh vận động” vào ngày thứ năm sau sinh. Chúng có thể di chuyển xung quanh ở “những mức độ sức khỏe gần như bình thường,” dù khi sinh không thể cử động do chứng liệt não.
Loại thuốc trong nghiên cứu nói trên chính là loại thuốc vẫn thường được sử dụng để điều trị cho những người bị quá liều về Acetaminophen, hay còn gọi là N-acetyl-L-cystine (NAC), nhưng với liều lượng ít hơn 10 lần.
Sở dĩ phương pháp này thành công vì nó cho phép thuốc vượt qua hàng rào máu não và nhanh chóng vô hiệu hóa những chỗ bị viêm trong não.
Nhóm nghiên cứu sử dụng thỏ vì cũng giống như người, não thỏ có một số chức năng phát triển trước sinh và một số phát triển sau sinh, trong khi hầu hết các loài động vật khác được sinh ra đã có những khả năng về dây thần kinh vận động.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng phải mất nhiều năm nữa mới có thể biết được liệu phương pháp mới này có thể được áp dụng cho trẻ sơ sinh hay không, song nghiên cứu nói trên đã cung cấp một bằng chứng quan trọng cho quan niệm rằng một số biện pháp can thiệp sớm có thể phục hồi tổn thương ở não.
Chứng liệt não ảnh hưởng đến khoảng 750.000 trẻ em và người lớn ở Mỹ với tỷ lệ phổ biến vào khoảng 3,3/1.000 trẻ sơ sinh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine của Mỹ./.
Huy Lê (Vietnam+)