Để biết được con ong vò vẽ nào hung dữ thông thường phải trực tiếp đối diện với chúng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự dũng cảm và gan dạ của con người.
Vừa qua, tiến sỹ Elizabeth Dibeitesi thuộc Đại học Michigan State (Mỹ) vừa phát hiện phương pháp mới giúp nhận biết ong vò vẽ hung dữ. Điều đó được thể hiện ở các điểm chấm trên đầu chúng, điểm chấm đen càng nhiều con ong đó càng hung dữ.
Để chứng minh cho kết luận trên, tiến sỹ Elizabeth Dibeitesi đặt ong vò vẽ đã chết lên trên một cục đường, đồng thời vẽ những điểm chấm đặc biệt lên mặt của chúng. Sau đó bà phát hiện các con ong vò vẽ khác không muốn tiếp cận những con ong có những điểm chấm đặc biệt này, đặc biệt là những con ong có nhiều điểm chấm.
Trong một thí nghiệm khác, tiến sỹ Elizabeth Dibeitesi đã tiến hành quan sát trạng thái phản ứng của những con ong vò vẽ còn sống đối với những điểm chấm tương tự như trên.
Trong thí nghiệm bà đã phân ong vò vẽ làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất là những con ong vò vẽ khả năng tấn công kém tuy nhiên lại được vẽ các điểm chấm nhằm mục đích ám chỉ chúng có khả năng tấn công dữ dội. Nhóm thứ hai được tiêm hormone kích thích khả năng tấn công. Nhóm thứ ba vừa được vẽ điểm chấm vừa được tiêm hormone kích thích.
Kết quả cho thấy những con ong vò vẽ không có điểm chấm trên mặt đã trở thành đối tượng tấn công của các con ong khác trong quá trình giao đấu. Điều này cho thấy những con ong “chỉ nhận mặt chứ không nhận người."
Ong vò vẽ thường xác định xem ai là kẻ thống trị bằng cách giao đấu với nhau. Chỉ có ong cái mới áp dụng phương thức tấn công bằng chích nọc độc. Chúng thực hiện chích nọc độc vào cơ thể kẻ địch, toàn bộ quá trình này chỉ trong vòng 1/3 giây. Trong quá trình chích chúng còn phát ra tín hiệu hóa học để kêu gọi “đồng minh” tham gia tấn công./.
Vừa qua, tiến sỹ Elizabeth Dibeitesi thuộc Đại học Michigan State (Mỹ) vừa phát hiện phương pháp mới giúp nhận biết ong vò vẽ hung dữ. Điều đó được thể hiện ở các điểm chấm trên đầu chúng, điểm chấm đen càng nhiều con ong đó càng hung dữ.
Để chứng minh cho kết luận trên, tiến sỹ Elizabeth Dibeitesi đặt ong vò vẽ đã chết lên trên một cục đường, đồng thời vẽ những điểm chấm đặc biệt lên mặt của chúng. Sau đó bà phát hiện các con ong vò vẽ khác không muốn tiếp cận những con ong có những điểm chấm đặc biệt này, đặc biệt là những con ong có nhiều điểm chấm.
Trong một thí nghiệm khác, tiến sỹ Elizabeth Dibeitesi đã tiến hành quan sát trạng thái phản ứng của những con ong vò vẽ còn sống đối với những điểm chấm tương tự như trên.
Trong thí nghiệm bà đã phân ong vò vẽ làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất là những con ong vò vẽ khả năng tấn công kém tuy nhiên lại được vẽ các điểm chấm nhằm mục đích ám chỉ chúng có khả năng tấn công dữ dội. Nhóm thứ hai được tiêm hormone kích thích khả năng tấn công. Nhóm thứ ba vừa được vẽ điểm chấm vừa được tiêm hormone kích thích.
Kết quả cho thấy những con ong vò vẽ không có điểm chấm trên mặt đã trở thành đối tượng tấn công của các con ong khác trong quá trình giao đấu. Điều này cho thấy những con ong “chỉ nhận mặt chứ không nhận người."
Ong vò vẽ thường xác định xem ai là kẻ thống trị bằng cách giao đấu với nhau. Chỉ có ong cái mới áp dụng phương thức tấn công bằng chích nọc độc. Chúng thực hiện chích nọc độc vào cơ thể kẻ địch, toàn bộ quá trình này chỉ trong vòng 1/3 giây. Trong quá trình chích chúng còn phát ra tín hiệu hóa học để kêu gọi “đồng minh” tham gia tấn công./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)