Theo thống kê hãng kiểm toán nổi tiếng Deloitte, các câu lạc bộ ở giải Ngoại hạng Anh đã thua lỗ gần nửa tỷ bảng trong mùa giải 2009-10 mặc dù thu nhập của 20 đội bóng đã vượt qua con số 2 tỷ bảng.
Mùa giải 2009-10 các đội bóng ở Premier League đã cùng nhau tạo ra tổng doanh thu là 2,03 tỷ bảng bất chấp việc kinh tế đang suy thoái. Nguồn thu chủ yếu đến từ tiền bản quyền truyền hình đã tăng thêm 7%, đạt mốc 1,04 tỷ bảng; trở thành số tiền bản quyền của một giải bóng đá nội địa đầu tiên vượt mốc 1 tỷ bảng. Xếp sau giải Ngoại hạng Anh Bundesliga (1,4 tỷ bảng), Serie A và La Liga (cùng được 1,3 tỷ bảng).
Tổng tiền lỗ trước thuế là 445 triệu bảng Anh vào mùa giải 2009-10; tổng chi cho tiền lương là 1.4 tỷ bảng, chiếm đến 68% doanh thu, tăng 5% so với mùa giải trước. Ở mùa giải 2009-10, Chelsea chính là đội chi ra nhiều tiền nhất để trả lương cho các cầu thủ (174 triệu bảng). Tiếp theo đó là Manchester City (133 triệu bảng) và đội bóng cùng thành phố M.U (132 triệu bảng).
Chỉ có Arsenal và 3 đội bóng mới lên từ giải hạng Nhất là Birmingham, Wolves và Burnley là có lời.
Alex Byars, tư vấn cao cấp của tập đoàn kinh doanh thể thao cho biết: “Thử thách với các đội bóng vẫn là chuyện họ làm thế nào để chuyển các khoản tăng doanh thu thành lợi nhuận để có thể đầu tư vào cơ sở vật chất và đào tạo các cầu thủ trẻ. Nếu các đội bóng vẫn tiếp tục tình trạng để lỗ trước thuế kéo dài như hiện tại, họ sẽ khó được nhận những khoản vay ưu tiên từ các ngân như 2 hay 3 năm trước đây.”
Tuy nhiên, nếu điều luật "Công bằng tài chính" của UEFA bắt đầu có hiệu lực, các đội bóng chỉ được phép lỗ tối đa 45 triệu Euro (khoảng 40 triệu bảng) cho cả ba mùa bóng từ 2011 cho đến 2014. Điều này sẽ thực sự gây khó khăn cho nhiều đội bóng như Manchester City hay Chelsea – hai đại gia thường chi những khoản tiền khổng lồ để củng cố lực lượng vào mỗi kỳ chuyển nhượng./.
Mùa giải 2009-10 các đội bóng ở Premier League đã cùng nhau tạo ra tổng doanh thu là 2,03 tỷ bảng bất chấp việc kinh tế đang suy thoái. Nguồn thu chủ yếu đến từ tiền bản quyền truyền hình đã tăng thêm 7%, đạt mốc 1,04 tỷ bảng; trở thành số tiền bản quyền của một giải bóng đá nội địa đầu tiên vượt mốc 1 tỷ bảng. Xếp sau giải Ngoại hạng Anh Bundesliga (1,4 tỷ bảng), Serie A và La Liga (cùng được 1,3 tỷ bảng).
Tổng tiền lỗ trước thuế là 445 triệu bảng Anh vào mùa giải 2009-10; tổng chi cho tiền lương là 1.4 tỷ bảng, chiếm đến 68% doanh thu, tăng 5% so với mùa giải trước. Ở mùa giải 2009-10, Chelsea chính là đội chi ra nhiều tiền nhất để trả lương cho các cầu thủ (174 triệu bảng). Tiếp theo đó là Manchester City (133 triệu bảng) và đội bóng cùng thành phố M.U (132 triệu bảng).
Chỉ có Arsenal và 3 đội bóng mới lên từ giải hạng Nhất là Birmingham, Wolves và Burnley là có lời.
Alex Byars, tư vấn cao cấp của tập đoàn kinh doanh thể thao cho biết: “Thử thách với các đội bóng vẫn là chuyện họ làm thế nào để chuyển các khoản tăng doanh thu thành lợi nhuận để có thể đầu tư vào cơ sở vật chất và đào tạo các cầu thủ trẻ. Nếu các đội bóng vẫn tiếp tục tình trạng để lỗ trước thuế kéo dài như hiện tại, họ sẽ khó được nhận những khoản vay ưu tiên từ các ngân như 2 hay 3 năm trước đây.”
Tuy nhiên, nếu điều luật "Công bằng tài chính" của UEFA bắt đầu có hiệu lực, các đội bóng chỉ được phép lỗ tối đa 45 triệu Euro (khoảng 40 triệu bảng) cho cả ba mùa bóng từ 2011 cho đến 2014. Điều này sẽ thực sự gây khó khăn cho nhiều đội bóng như Manchester City hay Chelsea – hai đại gia thường chi những khoản tiền khổng lồ để củng cố lực lượng vào mỗi kỳ chuyển nhượng./.
Huy Đồng (Vietnam+)