Một thủ lĩnh của phe nổi dậy thừa nhận đã mất quyền kiểm soát Ajdabiya,hầu hết các tay súng đã tháo chạy khỏi thành phố và một số tay súng khác đã giaonộp vũ khí. Tuy nhiên, một số tay súng không chấp nhận đầu hàng tìm cách phảncông quân đội chính phủ.
Binh sĩ chính phủ xác nhận với giới báo chí họ đã đụng độ với các tay súngnổi dậy tại một số điểm gần Ajdabiya. Theo nguồn tin của quân đội, lực lượng nổidậy vẫn đang kiểm soát cửa ngõ phía Đông của thành phố Ajdabiya.
Song song với chiến dịch tấn công Ajdabiya, quân đội chính phủ đang triểnkhai xe tăng và nã đạn pháo vào thành phố Misrata ở phía Tây, cách thủ đôTripoli 200km về phía Đông.
Sau khi tuyên bố đã tái chiếm Ajdabiya, ngày 16/3, đài truyền hình Libyaphát thông báo khẳng định quân đội đang tiến đến Bengazi, kêu gọi người dântránh xa các khu vực mà quân nổi dậy đang kiểm soát và các kho vũ khí.
Phát biểutrên kênh truyền hình Euronews có trụ sở tại Pháp, Saif al-Islam, con trai nhàlãnh đạo Libya Gaddafi, cho biết quân đội đang ở gần thành phố Bengazi - thànhlũy của quân nổi dậy, và "mọi chuyện sẽ chấm dứt trong vòng 48 giờ tới".
Trước nguy cơ giao tranh ác liệt có thể sẽ nổ ra tại Bengazi, các tổ chứcnhân đạo nước ngoài đang hoạt động tại thành phố này, trong đó có tổ chức Thầythuốc không biên giới và Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế đã thông báo sơ tán nhânviên.
Cùng ngày, người phát ngôn Liên hợp quốc Martin Nesirky cho biết Tổng Thưký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các lực lượng trung thành với nhà lãnhđạo Libya Gaddafi và quân nổi dậy tại nước này ngừng bắn trước khi diễn ra cuộctấn công vào Bengazi.
Trong khi đó, tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về tìnhhình Libya ngày 16/3, đại diện của Anh, Pháp và Lebanon đã đưa ra một dự thảonghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya. Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CBScùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng cần phải áp dụng nhiều biệnpháp đối với Libya, thậm chí cả những biện pháp mạnh hơn vùng cấm bay.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết Anh, Pháp và Mỹ hối thúc Hội đồng Bảo anbỏ phiếu về nghị quyết này trong ngày 17/3.
Tuy nhiên, Trung Quốc, Nga và Đứcvẫn phản đối biện pháp can thiệp quân sự, trong khi Ấn Độ, Nam Phi và một sốthành viên khác của hội đồng hoài nghi về phương án này./.