Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn các nguồn tin chính phủ và phong trào Anh em Hồi giáo Ai Cập ngày 13/6 xác nhận rằng Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang (SCAF) cầm quyền tại Ai Cập và tổ chức Anh em Hồi giáo đã tiến hành đàm phán trong những ngày qua, nhằm tìm cách thúc đẩy hợp tác sau cuộc bầu cử tổng thống cuối tháng Sáu này, trong đó có việc điều hành đất nước sau bầu cử.
Một nguồn tin của Anh em Hồi giáo cho biết những cuộc tham vấn trong những ngày qua "rất hữu ích trong việc giải quyết những bất đồng hiện nay về thành phần Hội đồng lập hiến", cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Ai Cập Adel Abdel Hamid đã ra quyết định cho quân đội quyền bắt giữ dân thường.
Quyền này của quân đội đã bị tước từ khi lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài nhiều thập kỷ qua được bãi bỏ hôm 31/5 vừa qua. Theo quyết định của Bộ Tư pháp, từ ngày 14/6, các quân nhân, bao gồm cả lực lượng cảnh sát quân đội và tình báo quân sự, được quyền bắt giữ dân thường.
Quyết định này có hiệu lực cho đến khi có hiến pháp mới, dự kiến phải mất vài tháng. Theo các chuyên gia, động thái mới này có thể sẽ gây phẫn nộ trong những người biểu tình từ nhiều năm nay luôn yêu cầu dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
Quyết định của Bộ Tư pháp được đưa ra chỉ vài ngày trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vòng hai dự kiến vào ngày 16-17/6. Trong vòng bỏ phiếu này, giới lãnh đạo Anh em Hồi giáo hy vọng sẽ nắm được vị trí hàng đầu trong chính phủ kế tiếp khi ứng cử viên của Anh em Hồi giáo Mohamed Morsy đánh bại cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq.
[Chính phủ Ai Cập sẵn sàng cho tình huống xấu nhất]
Nhằm thu hút cử tri, ông Morsy đã cam kết rằng Ai Cập dưới sự lãnh đạo của ông sẽ là một đất nước thống nhất, quyền lực sẽ được chia sẻ với "tất cả các lực lượng, các ứng cử viên tổng thống, phụ nữ, người Hồi giáo dòng Salafis và Cơ đốc giáo". Ông cũng cam kết theo đuổi các mục tiêu đặt ra trong cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi năm 2011, và chấm dứt "sự phân biệt đối xử với bất kỳ người Ai Cập nào dựa trên tôn giáo, sắc tộc hay giới tính".
Về phần mình, ứng cử viên Shafiq cáo buộc Anh em Hồi giáo gây ra tình trạng bạo lực trong làn sóng biểu tình hồi năm 2011 và các vụ tấn công vào văn phòng tranh cử của ông vừa qua. Ông cho rằng nếu người Hồi giáo giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tới thì Ai Cập sẽ "trở lại kỷ nguyên đen tối". Tuy nhiên, ông bày tỏ sẵn sàng chỉ định một người Hồi giáo làm Phó Tổng thống nếu ông đắc cử.
Theo kết quả bầu cử tổng thống vòng một, ông Morsy dẫn đầu với 24,7% số phiếu bầu và ông Shafiq về nhì với 23,6%. Tuy nhiên, tư cách tranh cử của ông Shafiq sẽ được quyết định trong ngày 14/6, khi Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập ra phán quyết về Luật Cách ly chính trị, theo đó cấm các nhân vật từng giữ những vị trí cao nhất trong 10 năm cuối của chính quyền Mubarak ra tranh cử, trong đó có ông Shafiq. Tòa cũng sẽ ra phán quyết về Luật Bầu cử Quốc hội, trong đó một số điều khoản cho phép các thành viên của các đảng chính trị tranh cử những ghế vốn được dành cho các ứng cử viên độc lập, khiến các ứng cử viên không thuộc các đảng phái có rất ít ghế trong cơ quan lập pháp. Nếu tòa tuyên đạo luật này vi hiến thì quốc hội hiện hành sẽ bị giải tán.
Bộ trưởng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế Ai Cập Fayza Abouel Naga ngày 13/6 cho biết chính phủ nước này đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất sau khi có phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Cairo đã cảnh báo công dân Mỹ đang sống tại Ai Cập về nguy cơ bạo lực bùng phát do phán quyết của Tòa án Hiến pháp có thể dẫn tới việc giải tán quốc hội hiện hành và loại ứng cử viên Shafiq khỏi cuộc bầu cử tổng thống./.
Một nguồn tin của Anh em Hồi giáo cho biết những cuộc tham vấn trong những ngày qua "rất hữu ích trong việc giải quyết những bất đồng hiện nay về thành phần Hội đồng lập hiến", cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo hiến pháp mới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Ai Cập Adel Abdel Hamid đã ra quyết định cho quân đội quyền bắt giữ dân thường.
Quyền này của quân đội đã bị tước từ khi lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài nhiều thập kỷ qua được bãi bỏ hôm 31/5 vừa qua. Theo quyết định của Bộ Tư pháp, từ ngày 14/6, các quân nhân, bao gồm cả lực lượng cảnh sát quân đội và tình báo quân sự, được quyền bắt giữ dân thường.
Quyết định này có hiệu lực cho đến khi có hiến pháp mới, dự kiến phải mất vài tháng. Theo các chuyên gia, động thái mới này có thể sẽ gây phẫn nộ trong những người biểu tình từ nhiều năm nay luôn yêu cầu dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
Quyết định của Bộ Tư pháp được đưa ra chỉ vài ngày trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vòng hai dự kiến vào ngày 16-17/6. Trong vòng bỏ phiếu này, giới lãnh đạo Anh em Hồi giáo hy vọng sẽ nắm được vị trí hàng đầu trong chính phủ kế tiếp khi ứng cử viên của Anh em Hồi giáo Mohamed Morsy đánh bại cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq.
[Chính phủ Ai Cập sẵn sàng cho tình huống xấu nhất]
Nhằm thu hút cử tri, ông Morsy đã cam kết rằng Ai Cập dưới sự lãnh đạo của ông sẽ là một đất nước thống nhất, quyền lực sẽ được chia sẻ với "tất cả các lực lượng, các ứng cử viên tổng thống, phụ nữ, người Hồi giáo dòng Salafis và Cơ đốc giáo". Ông cũng cam kết theo đuổi các mục tiêu đặt ra trong cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi năm 2011, và chấm dứt "sự phân biệt đối xử với bất kỳ người Ai Cập nào dựa trên tôn giáo, sắc tộc hay giới tính".
Về phần mình, ứng cử viên Shafiq cáo buộc Anh em Hồi giáo gây ra tình trạng bạo lực trong làn sóng biểu tình hồi năm 2011 và các vụ tấn công vào văn phòng tranh cử của ông vừa qua. Ông cho rằng nếu người Hồi giáo giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tới thì Ai Cập sẽ "trở lại kỷ nguyên đen tối". Tuy nhiên, ông bày tỏ sẵn sàng chỉ định một người Hồi giáo làm Phó Tổng thống nếu ông đắc cử.
Theo kết quả bầu cử tổng thống vòng một, ông Morsy dẫn đầu với 24,7% số phiếu bầu và ông Shafiq về nhì với 23,6%. Tuy nhiên, tư cách tranh cử của ông Shafiq sẽ được quyết định trong ngày 14/6, khi Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập ra phán quyết về Luật Cách ly chính trị, theo đó cấm các nhân vật từng giữ những vị trí cao nhất trong 10 năm cuối của chính quyền Mubarak ra tranh cử, trong đó có ông Shafiq. Tòa cũng sẽ ra phán quyết về Luật Bầu cử Quốc hội, trong đó một số điều khoản cho phép các thành viên của các đảng chính trị tranh cử những ghế vốn được dành cho các ứng cử viên độc lập, khiến các ứng cử viên không thuộc các đảng phái có rất ít ghế trong cơ quan lập pháp. Nếu tòa tuyên đạo luật này vi hiến thì quốc hội hiện hành sẽ bị giải tán.
Bộ trưởng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế Ai Cập Fayza Abouel Naga ngày 13/6 cho biết chính phủ nước này đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất sau khi có phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Cairo đã cảnh báo công dân Mỹ đang sống tại Ai Cập về nguy cơ bạo lực bùng phát do phán quyết của Tòa án Hiến pháp có thể dẫn tới việc giải tán quốc hội hiện hành và loại ứng cử viên Shafiq khỏi cuộc bầu cử tổng thống./.
(TTXVN)