Cùng ngày, Hội đồng Quốc phòng tối cao Yemen cũng ra tuyên bố cam kết bảo vệ chếđộ hiện nay.
Trước đó, Tổng thống Saleh khẳng định sẽ không từ chức. Một nguồn tin chính phủcho biết Tổng thống sẽ tại vị cho đến khi một kế hoạch chuyển giao quyền lực mộtcách hòa bình được hoàn tất.
Theo nguồn thạo tin, tối 21/3, sau khi một loạt sỹ quan cấp cao của quân độituyên bố ủng hộ phe đối lập, đụng độ đã xảy ra giữa một nhóm binh sỹ với với lựclượng Vệ binh Cộng hòa ủng hộ Tổng thống tại tỉnh Hadramout ở miền Nam Yemen,làm bốn binh sỹ bị thương.
Theo một quan chức địa phương, xe tăng quân đội và xe thiết giáp đã được triểnkhai tại khu vực xảy ra đụng độ và tình hình hiện đã trở lại bình thường.
Trong khi đó, thêm nhiều quan chức chính phủ tuyên bố ủng hộ phe đối lập. Các đại sứ Yemen tại Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Đức và Anh đã gửi một bức thư lên Tổng thốngSaleh yêu cầu tổng thống từ chức để chấm dứt bạo lực. Các đại sứ Yemen ở Ai Cập,Liên đoàn Arập, Arập Xêút, Kuwait, Indonesia, Ấn Độ, Algeria, Tây Ban Nha cũngthông báo ủng hộ làn sóng phản đối chính phủ.
Trong bối cảnh bạo lực có nguy cơ gia tăng tại Yemen, ngày 21/3, Tổng thư kýLiên hợp quốc Ban Ki-moon một lần nữa kêu gọi các bên kiềm chế và đối thoại.Pháp trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên công khai kêu gọi ông Saleh từ chứckhi Ngoại trưởng nước này, Alain Juppe, nhấn mạnh "sự ra đi của ông Saleh làkhông thể tránh khỏi."
Trong khi đó, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes bày tỏ mong muốn thúc đẩytiến trình đối thoại chính trị tại Yemen để chấm dứt tình trạng bạo lực.
Theo nhận định của giới phân tích, phương Tây quan ngại nguy cơ bất ổn tại Yemennếu Tổng thống Saleh, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chốngkhủng bố, từ chức tạo ra khoảng trống quyền lực ở nước này./.