Quan hệ Nga-phương Tây đi vào “vết xe đổ” của Liên Xô cũ

Căng thẳng hiện nay gợi lại thời những người tiền nhiệm của Gorbachev, trong kỷ nguyên của Tổng bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev và những người kế vị đường lối của ông...
Quan hệ Nga-phương Tây đi vào “vết xe đổ” của Liên Xô cũ ảnh 1Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Thehill, với việc Vladimir Putin hiện đang tìm kiếm những sửa đổi hiến pháp có thể cho phép ông tiếp tục làm tổng thống cho đến thập niên 30 của thế kỷ này, các mối quan hệ căng thẳng của Nga với phương Tây có thể vẫn tồn tại.

Nhưng nếu chọn, Nga có thể vạch ra một tương lai năng động hơn với các mối quan hệ phương Tây gần gũi hơn.

Mark Twain có thể đã nói “lịch sử không lặp lại, nhưng nó thường có vần điệu.” Điều này có thể mô tả mối quan hệ của Moskva với phương Tây.

Vào cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, các mối quan hệ này đã bị đóng băng cho đến khi một nhà lãnh đạo có tư tưởng tự do là Mikhail Gorbachev làm lung lay các trụ cột của quyền lực Xôviết.

Ngày nay, quan hệ với Nga lại trở nên lạnh nhạt, nhưng không rõ liệu việc phá băng có đòi hỏi sự thay đổi chế độ hay không. Mối quan hệ của Nga với phương Tây có thể không chạm đáy nhưng có thể chấm dứt.

Dẫn các lệnh trừng phạt, Putin nói rằng mối quan hệ với Mỹ “đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.” Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng “việc NATO tiếp cận sát biên giới của chúng ta là mối đe dọa đối với Nga.” Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đổ lỗi cho “thái độ xấu” của Nga khiến các mối quan hệ xấu đi và ca ngợi Ukraine là một “thành lũy” chống chủ nghĩa độc tài.

Căng thẳng hiện nay gợi lại thời những người tiền nhiệm của Gorbachev, trong kỷ nguyên của Tổng bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev và những người kế vị đường lối của ông, Yury Andropov và Konstantin Chernenko.

Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Liên Xô đã bắt đầu bí mật triển khai các tên lửa trang bị hạt nhân trên đất liền SS-20 nhằm chống lại châu Âu và Nhật Bản. Năm 1979, Liên Xô đã xâm chiếm nước láng giềng Afghanistan và tiến hành cuộc chiến kéo dài 9 năm chống quân nổi dậy.

[Tòa án Hiến pháp Nga thông qua các đề xuất sửa đổi Hiến pháp]

Năm 1981, Liên Xô đã buộc các nhà lãnh đạo Ba Lan phải áp đặt thiết quân luật. Họ bắt giữ hàng nghìn công đoàn viên thương mại tự do và hàng chục người đã chết.

Năm 1983, một  máy bay chiến đấu của Liên Xô đã bắn hạ chuyến bay 007 của Không quân Hàn Quốc đi lạc qua lãnh thổ Liên Xô, khiến 269 người thiệt mạng. Những hành động này đã đặt mối quan hệ của Liên Xô với phương Tây vào trạng thái "ngủ đông."

Năm 2008, Nga bắt đầu thử một tên lửa bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987 và đã bí mật triển khai nó chống lại châu Âu. Năm 2014, Nga đã thâu tóm và sáp nhập Crimea từ quốc gia láng giềng Ukraine và trong 6 năm đã tiến hành một cuộc chiến tranh sôi sục ở miền Đông Ukraine.

Cũng trong năm 2014, các lực lượng của Nga hoặc được Nga ủy nhiệm đã bắn một tên lửa đất đối không và bắn rơi chuyến bay MH-17 của Hãng hàng không Malaysia, khiến 298 người thiệt mạng.

Năm 2016, Putin đã phát động một chiến dịch ảnh hưởng chính trị nhằm “hủy hoại niềm tin của công chúng vào tiến trình dân chủ của nước Mỹ.”

Phương Tây đã phản ứng thế nào với các hành động hủy hoại trước đó của Moskva? Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, NATO đã trang bị các tên lửa INF vũ trang hạt nhân trên đất liền mới để tăng cường khả năng răn đe.

Mỹ đã huấn luyện các chiến binh Afghanistan và cung cấp cho họ tên lửa phòng không tân tiến Stinger, giúp họ giảm bớt nhiều thiệt hại do các cuộc không kích của Liên Xô. Phương Tây đã sử dụng ngoại giao công chúng và viện trợ bí mật để chống lại đạo luật thiết quân luật ở Ba Lan. Phương Tây đã công khai làm khó Liên Xô về vụ bắn hạ KAL-007.

Để so sánh, phản ứng của phương Tây đối với thách thức hiện nay từ Nga ít mạnh mẽ hơn. Các thành viên NATO huấn luyện binh sỹ Ukraine và Mỹ cung cấp các hệ thống chống giáp hiện đại Javelin, nhưng những tên lửa này vẫn chưa được sử dụng trên chiến trường.

Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF, nhưng NATO không có kế hoạch lắp đặt tên lửa INF trang bị vũ khí hạt nhân trên đất liền mới ở châu Âu. Phương Tây dựa vào các biện pháp trừng phạt và phản tuyên truyền để đối phó với cuộc chiến tranh chính trị của Nga, cũng như các bước pháp lý để có được sự bồi thường cho những người thiệt mạng trong vụ MH-17.

Liệu phản ứng yếu hơn này có làm giảm đòn bẩy của phương Tây để thay đổi hành vi của Moskva? Có lẽ, nhưng đây có thể không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Trong thập kỷ 80 thế kỷ trước, điểm yếu trong nước là động lực chính cho chiến dịch của Gorbachev nhằm nâng cấp các mối quan hệ với phương Tây. Nền kinh tế mà ông được thừa hưởng thậm chí không thể nuôi sống người dân.

Gorbachev đã bắt đầu thực hiện những thay đổi lớn nhưng trong phạm vi của một hệ thống kinh tế và chính trị cộng sản. Các biện pháp với nhiều nỗ lực của ông - “tăng tốc,” “Cải tổ” (perestroika), và “Mở cửa” (glasnost) - là các biện pháp nửa vời, thất thường hoặc kém khôn ngoan. Chúng được đưa ra quá ít, quá muộn và năm 1991 Liên Xô đã sụp đổ.

Các nhà lãnh đạo Kremlin ngày nay có một loạt lựa chọn phong phú hơn để vượt qua sự bế tắc. Nga có các yếu tố của nền kinh tế thị trường với tài sản tư nhân đáng kể.

Đó là thu nhập trung bình cao theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới. Người Nga có những liên hệ có giá trị hơn nhiều với phương Tây - kinh tế, văn hóa và người dân. Sau khi Liên Xô tan rã và hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Nga đã có được nhiều năm kinh nghiệm dân chủ. Các nhà cải cách và các cuộc cải cách có thể giúp hồi sinh đất nước và nền kinh tế Nga đã được biết đến.

Giống như hồi thập kỷ 80, tiến trình quan hệ trong tương lai với phương Tây có thể phụ thuộc ít hơn vào đòn bẩy của nó và nhiều hơn vào việc Nga có cải thiện vận may của họ hay không.

Ban lãnh đạo hiện nay có khả năng làm việc này. Tuy nhiên, nếu thay vì bế tắc giống như thời kỳ cuối của Liên Xô (trước khi sụp đổ) vẫn tồn tại, sức ép cải cách kịp thời có thể xây dựng và đưa nước Nga phát triển mạnh hơn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục