Trước việc một số trang thông tin điện tử đưa tin về nguy cơ mắc bệnh bụi phổi khi mặc quần jeans do Trung Quốc sản xuất được mài bằng công nghệ phun cát gây tâm lý hoang mang trong dư luận, ngày 19/7, phó giáo sư - tiến sỹ Hoàng Thị Lĩnh cho biết hiện nay hai công nghệ mài quần áo bò được sử dụng phổ biến trên thế giới là công nghệ mài bằng máy phun cát và công nghệ mài bằng hóa chất.
Ngoài ra, còn một số phương pháp mài khác như phương pháp kết hợp giữa hóa chất và mài đá nhẹ.
Công nghệ phun cát mài quần áo bò sử dụng rộng rãi vào những năm 1990, 2000. Năm 2004, một bác sỹ Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra mối liên hệ giữa việc phun cát và bệnh silicosis - căn bệnh phổi chết người với nguyên nhân là hít phải silica - một khoáng chất có trong cát.
Năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh cấm sử dụng phương pháp phun cát. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng ban hành lệnh cấm này. Tuy nhiên, hiện nó vẫn tồn tại ở Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Đối với phương pháp mài quần áo bò bằng súng phun cát, đối tượng chịu ảnh hưởng về mặt sức khỏe đầu tiên chính là người lao động - người tiếp xúc trực tiếp với bụi cát khi mài quần.
Đối với người tiêu dùng, mối nguy hại từ việc sử dụng quần bò mài bằng công nghệ phun cát còn tùy thuộc vào thuốc nhuộm và công nghệ mài. Sản phẩm quần áo bò sau khi mài xong còn trải qua công đoạn giặt, hấp, là. Do đó, gần như không còn nguy cơ bụi cát còn dính lại ở sợi vải.
Tuy nhiên, nếu công nghệ mài sử dụng cát có kích thước nhỏ như hạt nano, thì kể cả sau khi giặt, hạt cát vẫn có thể lẩn trong xơ vải. Trong trường hợp này, nếu sử dụng thuốc nhuộm không an toàn, sự kết hợp của những hóa chất độc hại của thuốc nhuộm và cát có thể gây hại cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc nhuộm tiêu chuẩn, những hạt cát có kích thước như hạt nano lẩn sâu trong xơ vải cơ bản không gây hại.
Cũng theo phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Thị Lĩnh, trước đây, để nhuộm quần áo bò, nhà sản xuất sử dụng chất indigo, một hoạt chất có trong lá chàm. Khi nhu cầu sử dụng quần áo bò ngày càng cao, chất indigo tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu nên các nhà khoa học đã nghiên cứu ra chất indigo tổng hợp thay thế. Tuy nhiên, trong indigo công nghiệp có chứa nhiều hóa chất độc hại.
Đến nay, đã có 27 chất độc hại bị cấm sử dụng trong thuốc nhuộm hàng dệt may.
Hiện trên thị trường may mặc Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại thuốc nhuộm tổng hợp được bán với giá rất rẻ. Thậm chí, một lượng thuốc nhuộm và phụ gia có giá hơn 30.000 đồng có thể sử dụng cho ít nhất 10 chiếc quần bò.
Với chi phí nhuộm thấp như vậy, có không ít nhà sản xuất đã không ngần ngại sử dụng loại thuốc nhuộm độc hại này thay cho các loại thuốc nhuộm đã được khẳng định an toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Các hãng dệt may có thương hiệu khi sản xuất đều phải có chứng nhận sử dụng sản phẩm nhuộm thân thiện với môi trường. Bởi vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những thương hiệu có uy tín trên thị trường khi mua sản phẩm may mặc cho gia đình.
Ngoài ra, còn một số phương pháp mài khác như phương pháp kết hợp giữa hóa chất và mài đá nhẹ.
Công nghệ phun cát mài quần áo bò sử dụng rộng rãi vào những năm 1990, 2000. Năm 2004, một bác sỹ Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra mối liên hệ giữa việc phun cát và bệnh silicosis - căn bệnh phổi chết người với nguyên nhân là hít phải silica - một khoáng chất có trong cát.
Năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh cấm sử dụng phương pháp phun cát. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng ban hành lệnh cấm này. Tuy nhiên, hiện nó vẫn tồn tại ở Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Đối với phương pháp mài quần áo bò bằng súng phun cát, đối tượng chịu ảnh hưởng về mặt sức khỏe đầu tiên chính là người lao động - người tiếp xúc trực tiếp với bụi cát khi mài quần.
Đối với người tiêu dùng, mối nguy hại từ việc sử dụng quần bò mài bằng công nghệ phun cát còn tùy thuộc vào thuốc nhuộm và công nghệ mài. Sản phẩm quần áo bò sau khi mài xong còn trải qua công đoạn giặt, hấp, là. Do đó, gần như không còn nguy cơ bụi cát còn dính lại ở sợi vải.
Tuy nhiên, nếu công nghệ mài sử dụng cát có kích thước nhỏ như hạt nano, thì kể cả sau khi giặt, hạt cát vẫn có thể lẩn trong xơ vải. Trong trường hợp này, nếu sử dụng thuốc nhuộm không an toàn, sự kết hợp của những hóa chất độc hại của thuốc nhuộm và cát có thể gây hại cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc nhuộm tiêu chuẩn, những hạt cát có kích thước như hạt nano lẩn sâu trong xơ vải cơ bản không gây hại.
Cũng theo phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Thị Lĩnh, trước đây, để nhuộm quần áo bò, nhà sản xuất sử dụng chất indigo, một hoạt chất có trong lá chàm. Khi nhu cầu sử dụng quần áo bò ngày càng cao, chất indigo tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu nên các nhà khoa học đã nghiên cứu ra chất indigo tổng hợp thay thế. Tuy nhiên, trong indigo công nghiệp có chứa nhiều hóa chất độc hại.
Đến nay, đã có 27 chất độc hại bị cấm sử dụng trong thuốc nhuộm hàng dệt may.
Hiện trên thị trường may mặc Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại thuốc nhuộm tổng hợp được bán với giá rất rẻ. Thậm chí, một lượng thuốc nhuộm và phụ gia có giá hơn 30.000 đồng có thể sử dụng cho ít nhất 10 chiếc quần bò.
Với chi phí nhuộm thấp như vậy, có không ít nhà sản xuất đã không ngần ngại sử dụng loại thuốc nhuộm độc hại này thay cho các loại thuốc nhuộm đã được khẳng định an toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Các hãng dệt may có thương hiệu khi sản xuất đều phải có chứng nhận sử dụng sản phẩm nhuộm thân thiện với môi trường. Bởi vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những thương hiệu có uy tín trên thị trường khi mua sản phẩm may mặc cho gia đình.
Phó giáo sư - tiến sỹ Hoàng Thị Lĩnh (nguyên giảng viên Viện Dệt may da giày và thời trang - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) hiện là chuyên gia nhuộm màu tự nhiên và xử lý hoàn tất sản phẩm dệt – may./. |
Thu Phương (TTXVN)