Dự thảo sửa đổi Nghị định 12/NĐ-CP lần 2 về thực thi hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, ủy thác, đại lý phân phối, gia công, quá cảnh đã được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến ngày 21/5, tại Hà Nội.
Theo Bộ Công thương, việc thực thi những vấn đề về hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, ủy thác, đại lý phân phối, gia công, quá cảnh theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập sau 6 năm ban hành. Vì vậy, Dự thảo sửa đổi nghị định này đang được Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 3 năm nay.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên chỉ rõ năm bất cập lớn khi thực thi Nghị định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Năm bất cập đó gồm các quy định của Nghị định khó có thể đảm bảo được vai trò đầu mối thống nhất về cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng; sự phân công trách nhiệm quản lý chuyên ngành đã không còn phù hợp với nhiệm vụ, thẩm quyền của một số bộ, ngành; có nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh một số mặt hàng đặc thù nên các danh mục hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định có nhiều điểm không phù hợp, cần được chỉnh sửa để đảm bảo sự thống nhất; Nghị định được ban hành vào thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, mà trong tình hình mới hiện nay, khi vấn đề tăng cường quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu, bảo vệ sản xuất trong nước được đặc biệt quan tâm thì Nghị định cần bổ sung những quy định cụ thể hơn; một số quy định chưa được hướng dẫn cụ thể và quá trình thực thi đã bộc lộ bất cập như quy định tại Điều 5 về cơ chế cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.
Từ cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng và ban hành cơ chế xem xét, giải quyết việc cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục này. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế này tại văn bản hướng dẫn của cấp Bộ khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề nếu không sửa đổi trực tiếp các quy định liên quan tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP.
Đại diện của Tổng Cục Hải quan cho rằng không nên quy định các hàng hóa xuất khẩu được phép xuất qua tất cả các cửa khẩu, còn hàng hóa nhập khẩu chỉ được qua những cửa khẩu chính như Dự thảo đề xuất. Bởi trong Điều 8 của Dự thảo đã quy định các bộ, ngành phải công bố danh mục hàng hóa không được phép xuất nhập khẩu theo mã HS 8 số, đây là những danh mục thuộc diện quản lý chuyên ngành và thường có độ ổn định ít nhất là 5 năm. Đó sẽ là căn cứ để Hải quan thực hiện cho phép hay không cho phép hàng hóa thông quan. Không những thế, hoạt động tạm nhập, tái xuất được quy định cho hàng hóa nhập khẩu vào các nước có chung biên giới Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, nhạy cảm nhất và ảnh hưởng nhất là hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua Trung Quốc bởi doanh nghiệp thường lợi dụng quy định với hàng tạm nhập, tái xuất để lách luật, chứ thực chất là hàng quá cảnh. Bên bán ủy quyền cho bên mua thanh toán tiền hàng với người xuất khẩu ở nước thứ ba, người nhập khẩu ở giữa là doanh nghiệp Việt Nam không tham gia thanh toán. Đây chính là kẽ hở của tạm nhập, tái xuất. Vì thế, với quy định cụ thể hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải được thực hiện trên hai hợp đồng riêng biệt, hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài và bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng sẽ khắc phục được tình trạng này.
Quy định cho lĩnh vực gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài, một điểm mới trong Dự thảo là Hợp đồng gia công phải có đầy đủ các điều khoản về tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp; tên, số lượng sản phẩm gia công; giá gia công; thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán; danh mục, số lượng, trị giá nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu, định mức sử dụng, định mức tiêu hao nguyên liệu…; biện pháp xử lý phế liệu, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng; địa điểm và thời gian giao hàng; nhãn hiệu hàng hóa; thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu, những điều khoản này nhằm đảm bảo quyền lợi, hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp gia công phía Việt Nam. Tuy nhiên, với quy định về “định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu, vật tư do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công…” đã không nhận được sự đồng tình của các đại biểu.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có một cơ quan trung gian đưa ra định mức tiêu hao nguyên liệu để làm sao cân bằng được hàng hóa nhập vào với hàng hóa xuất ra cộng với một mức hao hụt hợp lý. Nếu chỉ quy định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu do bên thuê gia công và nhận gia công tự thỏa thuận với nhau và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thì sẽ tạo ra kẽ hở để các bên cùng đưa ra mức tiêu hao lớn hơn thực tế nhằm giảm thuế nhập khẩu./.
Theo Bộ Công thương, việc thực thi những vấn đề về hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, ủy thác, đại lý phân phối, gia công, quá cảnh theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập sau 6 năm ban hành. Vì vậy, Dự thảo sửa đổi nghị định này đang được Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 3 năm nay.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên chỉ rõ năm bất cập lớn khi thực thi Nghị định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Năm bất cập đó gồm các quy định của Nghị định khó có thể đảm bảo được vai trò đầu mối thống nhất về cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng; sự phân công trách nhiệm quản lý chuyên ngành đã không còn phù hợp với nhiệm vụ, thẩm quyền của một số bộ, ngành; có nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh một số mặt hàng đặc thù nên các danh mục hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định có nhiều điểm không phù hợp, cần được chỉnh sửa để đảm bảo sự thống nhất; Nghị định được ban hành vào thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, mà trong tình hình mới hiện nay, khi vấn đề tăng cường quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu, bảo vệ sản xuất trong nước được đặc biệt quan tâm thì Nghị định cần bổ sung những quy định cụ thể hơn; một số quy định chưa được hướng dẫn cụ thể và quá trình thực thi đã bộc lộ bất cập như quy định tại Điều 5 về cơ chế cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.
Từ cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng và ban hành cơ chế xem xét, giải quyết việc cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục này. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế này tại văn bản hướng dẫn của cấp Bộ khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề nếu không sửa đổi trực tiếp các quy định liên quan tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP.
Đại diện của Tổng Cục Hải quan cho rằng không nên quy định các hàng hóa xuất khẩu được phép xuất qua tất cả các cửa khẩu, còn hàng hóa nhập khẩu chỉ được qua những cửa khẩu chính như Dự thảo đề xuất. Bởi trong Điều 8 của Dự thảo đã quy định các bộ, ngành phải công bố danh mục hàng hóa không được phép xuất nhập khẩu theo mã HS 8 số, đây là những danh mục thuộc diện quản lý chuyên ngành và thường có độ ổn định ít nhất là 5 năm. Đó sẽ là căn cứ để Hải quan thực hiện cho phép hay không cho phép hàng hóa thông quan. Không những thế, hoạt động tạm nhập, tái xuất được quy định cho hàng hóa nhập khẩu vào các nước có chung biên giới Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, nhạy cảm nhất và ảnh hưởng nhất là hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua Trung Quốc bởi doanh nghiệp thường lợi dụng quy định với hàng tạm nhập, tái xuất để lách luật, chứ thực chất là hàng quá cảnh. Bên bán ủy quyền cho bên mua thanh toán tiền hàng với người xuất khẩu ở nước thứ ba, người nhập khẩu ở giữa là doanh nghiệp Việt Nam không tham gia thanh toán. Đây chính là kẽ hở của tạm nhập, tái xuất. Vì thế, với quy định cụ thể hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải được thực hiện trên hai hợp đồng riêng biệt, hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài và bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng sẽ khắc phục được tình trạng này.
Quy định cho lĩnh vực gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài, một điểm mới trong Dự thảo là Hợp đồng gia công phải có đầy đủ các điều khoản về tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp; tên, số lượng sản phẩm gia công; giá gia công; thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán; danh mục, số lượng, trị giá nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu, định mức sử dụng, định mức tiêu hao nguyên liệu…; biện pháp xử lý phế liệu, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng; địa điểm và thời gian giao hàng; nhãn hiệu hàng hóa; thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu, những điều khoản này nhằm đảm bảo quyền lợi, hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp gia công phía Việt Nam. Tuy nhiên, với quy định về “định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu, vật tư do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công…” đã không nhận được sự đồng tình của các đại biểu.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có một cơ quan trung gian đưa ra định mức tiêu hao nguyên liệu để làm sao cân bằng được hàng hóa nhập vào với hàng hóa xuất ra cộng với một mức hao hụt hợp lý. Nếu chỉ quy định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu do bên thuê gia công và nhận gia công tự thỏa thuận với nhau và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thì sẽ tạo ra kẽ hở để các bên cùng đưa ra mức tiêu hao lớn hơn thực tế nhằm giảm thuế nhập khẩu./.
Uyên Hương (TTXVN)