Ngày 16/7, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng ban thường trực làm trưởng đoàn, đã làm việc tại tỉnh Quảng Nam, kiểm tra tình hình triển khai các dự án thủy điện, tái định cư, Nghị quyết 30a và cơ chế chính sách cho các huyện miền núi theo tinh thần công văn 588/TTg-ĐP của Thủ tướng Chính phủ.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết: Trong những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của quốc gia trên địa bàn Quảng Nam, hàng loạt dự án thủy điện đã được triển khai ở các huyện miền núi của tỉnh. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển thủy điện phục vụ nhu cầu, lợi ích quốc gia trong phát triển kinh tế-xã hội là đúng đắn, góp phần nâng cao hơn kết cấu hạ tầng, sắp xếp lại dân cư, thay đổi diện mạo khu vực miền núi của tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện đã phát sinh một số hệ luỵ, hạn chế ngoài dự tính. Việc tái định cư cho đồng bào đặt ra thách thức lớn khi nhà đầu tư áp đặt thiết kế, kiến trúc chưa phù hợp với phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của đồng bào...
Việc miền núi Quảng Nam có 3 huyện được hưởng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a và 6 huyện theo Công văn 588 của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện chiến lược phát triển miền núi của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi. Trong quá trình triển khai, nhiều hạn chế, nhược điểm đã phát sinh, do đó Trung ương cần có sự điều chỉnh cho phù hợp theo điều kiện của địa phương.
Khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên khoảng 776km2 (chiếm 74,33% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); quy mô dân số đến nay khoảng 300.000 người (chiếm 20,1% dân số toàn tỉnh); trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 117 ngàn người (chiếm 39% dân số toàn vùng); tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 48%. Toàn tỉnh có 9 huyện miền núi, trong đó có 3 huyện nghèo 30a, 3 huyện nghèo 30b...
Tỉnh Quảng Nam quy hoạch 42 dự án thủy điện, với tổng công suất 1.584,6 MW; điện lượng bình quân 6,261 tỷ kWh/năm. Đến nay đã có 13 dự án phát điện với tổng công suất 766,7MW. Các dự án thủy điện đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng đến 3.270 hộ với 14.850 nhân khẩu; trong đó 1.733 hộ dân phải di dời, tái định cư đến nơi ở mới do bị ngập trong vùng lòng hồ và xây dựng các hạng mục công trình khác.
Trong quá trình xây dựng, các hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng các công trình thủy điện đã tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí, tài nguyên động, thực vật; phải di dân, tái định cư; xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Công tác vận hành, điều tiết nước trong mùa mưa của một số hồ, đập chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng ngập lụt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu. Đặc biệt, tình hình động đất thường xuyên tiếp diễn tại khu vực dự án thủy điện Sông Tranh 2 thời gian qua, luôn gây tâm lý lo ngại cho người dân.
Các khu tái định cư quy hoạch chưa hợp lý, bố trí không đủ đất sản xuất cho người dân tái định cư, đất đai xấu, sản xuất không ổn định; tình hình thiếu đất sản xuất của hộ dân tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 và thủy điện A Vương chưa được giải quyết.
Việc xây dựng nhà tái định cư của một số dự án thủy điện chất lượng không đảm bảo, không phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương; rất khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là phát triển chăn nuôi và vấn đề môi trường. Các công trình kết cấu hạ tầng tại các khu tái định cư thủy điện như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt được xây dựng đồng bộ, đầy đủ hơn nơi ở cũ, nhưng chất lượng một số công trình đạt thấp và nhanh xuống cấp...
Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, UBND tỉnh Quảng Nam đã tích cực triển khai thực hiện; đến nay đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 1.345 nhà, với tổng kinh phí từ các nguồn là 32,731 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Quảng Nam cũng đã tổ chức giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng đến từng hộ dân. Xây dựng 3 trung tâm dạy nghề cho 3 huyện nằm trong chương trình 30a phục vụ công tác giảng dạy; hỗ trợ 640 lao động sang làm việc tại Malaysia ... Vì thế, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm khoảng 4,2%.
Quảng Nam cũng kiến nghị Trung ương một số vấn đề nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách trên địa bàn: Tiếp tục thực hiện và nâng mức hỗ trợ, đầu tư cho các chương trình, dự án đã và đang đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh; ưu tiên kêu gọi, đầu tư các dự án ODA về xóa đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng cho các huyện miền núi của tỉnh;
Tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng, hoàn thiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, thủy lợi và xây dựng các tuyến đường ôtô đến trung tâm xã; đôn đốc, chỉ đạo các Ban quản lý dự án thủy điện đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp với địa phương và các bộ, ngành liên quan để giải quyết dứt điểm những tồn tại trong quá trình triển khai xây dựng các dự án thủy điện.
Bên cạnh đó, Trung ương cần hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng tại khu tái định cư và hỗ trợ kinh phí khai hoang để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của hộ dân tái định cư, đặc biệt là các hộ tái định cư tại thủy điện Sông Tranh 2 và thủy điện A Vương; nghiên cứu và có kết luận chính xác về hiện tượng động đất tại khu vực dự án thủy điện Sông Tranh 2 trong thời gian qua để thông báo cho người dân biết và yên tâm sản xuất, ổn định đời sống...
Thay mặt Đoàn công tác, ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên ghi nhận những cố gắng của Quảng Nam trong thời gian qua; đồng thời nhắc nhở, trong thời gian tới Quảng Nam cần tiếp tục rà soát việc tái định cư thủy điện, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để có hướng phối hợp xử lý.
Đối với những công trình thủy điện mà mất đất trên 10ha/MW cộng với phải di dân trên 1 hộ/MW thì dứt khoát không triển khai.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục sự cố rò rỉ tại khu vực đập chính, dự kiến đến cuối tháng 8/2013 sẽ công bố kết quả... Đối với những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách mang tầm vĩ mô, nhất là tại các huyện miền núi, Đoàn công tác sẽ tổng hợp và trình Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan chức năng giải quyết trong thời gian sớm nhất./.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết: Trong những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của quốc gia trên địa bàn Quảng Nam, hàng loạt dự án thủy điện đã được triển khai ở các huyện miền núi của tỉnh. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển thủy điện phục vụ nhu cầu, lợi ích quốc gia trong phát triển kinh tế-xã hội là đúng đắn, góp phần nâng cao hơn kết cấu hạ tầng, sắp xếp lại dân cư, thay đổi diện mạo khu vực miền núi của tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện đã phát sinh một số hệ luỵ, hạn chế ngoài dự tính. Việc tái định cư cho đồng bào đặt ra thách thức lớn khi nhà đầu tư áp đặt thiết kế, kiến trúc chưa phù hợp với phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của đồng bào...
Việc miền núi Quảng Nam có 3 huyện được hưởng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a và 6 huyện theo Công văn 588 của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện chiến lược phát triển miền núi của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi. Trong quá trình triển khai, nhiều hạn chế, nhược điểm đã phát sinh, do đó Trung ương cần có sự điều chỉnh cho phù hợp theo điều kiện của địa phương.
Khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên khoảng 776km2 (chiếm 74,33% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); quy mô dân số đến nay khoảng 300.000 người (chiếm 20,1% dân số toàn tỉnh); trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 117 ngàn người (chiếm 39% dân số toàn vùng); tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 48%. Toàn tỉnh có 9 huyện miền núi, trong đó có 3 huyện nghèo 30a, 3 huyện nghèo 30b...
Tỉnh Quảng Nam quy hoạch 42 dự án thủy điện, với tổng công suất 1.584,6 MW; điện lượng bình quân 6,261 tỷ kWh/năm. Đến nay đã có 13 dự án phát điện với tổng công suất 766,7MW. Các dự án thủy điện đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng đến 3.270 hộ với 14.850 nhân khẩu; trong đó 1.733 hộ dân phải di dời, tái định cư đến nơi ở mới do bị ngập trong vùng lòng hồ và xây dựng các hạng mục công trình khác.
Trong quá trình xây dựng, các hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng các công trình thủy điện đã tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí, tài nguyên động, thực vật; phải di dân, tái định cư; xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Công tác vận hành, điều tiết nước trong mùa mưa của một số hồ, đập chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng ngập lụt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu. Đặc biệt, tình hình động đất thường xuyên tiếp diễn tại khu vực dự án thủy điện Sông Tranh 2 thời gian qua, luôn gây tâm lý lo ngại cho người dân.
Các khu tái định cư quy hoạch chưa hợp lý, bố trí không đủ đất sản xuất cho người dân tái định cư, đất đai xấu, sản xuất không ổn định; tình hình thiếu đất sản xuất của hộ dân tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 và thủy điện A Vương chưa được giải quyết.
Việc xây dựng nhà tái định cư của một số dự án thủy điện chất lượng không đảm bảo, không phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương; rất khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là phát triển chăn nuôi và vấn đề môi trường. Các công trình kết cấu hạ tầng tại các khu tái định cư thủy điện như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt được xây dựng đồng bộ, đầy đủ hơn nơi ở cũ, nhưng chất lượng một số công trình đạt thấp và nhanh xuống cấp...
Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, UBND tỉnh Quảng Nam đã tích cực triển khai thực hiện; đến nay đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 1.345 nhà, với tổng kinh phí từ các nguồn là 32,731 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Quảng Nam cũng đã tổ chức giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng đến từng hộ dân. Xây dựng 3 trung tâm dạy nghề cho 3 huyện nằm trong chương trình 30a phục vụ công tác giảng dạy; hỗ trợ 640 lao động sang làm việc tại Malaysia ... Vì thế, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm khoảng 4,2%.
Quảng Nam cũng kiến nghị Trung ương một số vấn đề nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách trên địa bàn: Tiếp tục thực hiện và nâng mức hỗ trợ, đầu tư cho các chương trình, dự án đã và đang đầu tư trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh; ưu tiên kêu gọi, đầu tư các dự án ODA về xóa đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng cho các huyện miền núi của tỉnh;
Tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng, hoàn thiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, thủy lợi và xây dựng các tuyến đường ôtô đến trung tâm xã; đôn đốc, chỉ đạo các Ban quản lý dự án thủy điện đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp với địa phương và các bộ, ngành liên quan để giải quyết dứt điểm những tồn tại trong quá trình triển khai xây dựng các dự án thủy điện.
Bên cạnh đó, Trung ương cần hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng tại khu tái định cư và hỗ trợ kinh phí khai hoang để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của hộ dân tái định cư, đặc biệt là các hộ tái định cư tại thủy điện Sông Tranh 2 và thủy điện A Vương; nghiên cứu và có kết luận chính xác về hiện tượng động đất tại khu vực dự án thủy điện Sông Tranh 2 trong thời gian qua để thông báo cho người dân biết và yên tâm sản xuất, ổn định đời sống...
Thay mặt Đoàn công tác, ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên ghi nhận những cố gắng của Quảng Nam trong thời gian qua; đồng thời nhắc nhở, trong thời gian tới Quảng Nam cần tiếp tục rà soát việc tái định cư thủy điện, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để có hướng phối hợp xử lý.
Đối với những công trình thủy điện mà mất đất trên 10ha/MW cộng với phải di dân trên 1 hộ/MW thì dứt khoát không triển khai.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục sự cố rò rỉ tại khu vực đập chính, dự kiến đến cuối tháng 8/2013 sẽ công bố kết quả... Đối với những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách mang tầm vĩ mô, nhất là tại các huyện miền núi, Đoàn công tác sẽ tổng hợp và trình Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan chức năng giải quyết trong thời gian sớm nhất./.
Nguyễn Sơn-Hứa Chung (TTXVN)