Từ một tỉnh nghèo được chia tách từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ, với quyết tâm, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, chỉ trong vòng 15 năm ngắn ngủi, Quảng Nam không những vươn lên thoát nghèo mà còn sớm gia nhập “Câu lạc bộ ngàn tỷ đồng.”
Từ trong rơm rạ
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá IX, từ ngày 1/1/1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đựơc chia tách thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Sau khi tái lập, Quảng Nam có diện tích 10.438 km2 với 1,348 triệu dân. Toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện tương ứng với 244 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có đến 9 huyện miền núi đặc biệt khó khăn như Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My…
Vốn là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm thâp, thuần nông, đời sống nhân dân còn nghèo, hạ tầng còn nhiều yếu kém, thiên tai liên tục xảy ra ảnh hưởng nặng nghề đến sản xuất cũng như đời sống của người dân (85% dân cư nông thôn, 78% lao động nông nghiệp). Tỷ lệ hộ nghèo 27,35% theo chuẩn cũ, nhiều huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 50% số dân như Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang… Đời sống đại bộ phân nhân dân gặp không ít khó khăn.
Nếu như trong chiến tranh vệ quốc, Quảng Nam đựơc mệnh danh là “đi đầu diệt Mỹ” thì sau chiến tranh cũng là địa phương có số lượng liệt sỹ, thương bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, và người có công với cách mạng cao nhất cả nước với 7.475 Mẹ Việt Nam anh hùng, 111.440 liệt sỹ và người có công, 33.350 cán bộ tham gia kháng chiến… Phần nào người dân nơi đây đã quen với tập quán sản xuất nông nghiệp, ít bon chen, cạnh tranh và an phận với những “thành tích” đạt đựơc. Chính vì vậy, nên kinh tế xã hội cũng như đời sống người dân nơi đây nghèo vẫn hoàn nghèo.
Cơ sở hạ tầng giao thông Quảng Nam vào những năm 1997-1998 là một trong những vấn đề bức xúc của tỉnh Quảng Nam. Bởi vì hầu hết đường sá, cầu cống còn quá xập xệ, nhỏ hẹp, không thể đáp ứng nhu cầu thông thương trong thời kỳ mới. Hệ thống đường quốc lộ và các tuyến đường liên huyện chỉ có 32% đường rải nhựa, còn lại là đường đất.
Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, trong thời kỳ đầu mới tái lập tỉnh, Quảng Nam gặp muôn vàn gian khó kể cả về nhân lực vật lực, tài nguyên thiên nhiên chưa đựơc phát huy, nội lực còn vẫn nằm ở dạng tiềm năng. Tuy nhiên nhờ sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cả tỉnh đến nay Quảng Nam đã đạt đựơc nhưng thành tựu đáng trân trọng, sánh vai với những tỉnh thành phát triển trên toàn quốc.
Vươn mình thành “Người khổng lồ”
Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam tập trung mọi nỗ lực, chung sức chung lòng đẩy mạnh phát triển khi tế-xã hội. Trong những năm đầu, Quảng Nam đã tập trung cải cách hành chính, tăng cường thu hút đầu tư; thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế, du lịch ngày càng phát triển; từng bước giải quyết yêu cầu bức thiết của sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là là đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi cao…
Từ một tỉnh có thu ngân sách nội địa đạt 157 tỷ đồng năm 1997, đến năm 2005, Quảng Nam đã gia nhập “câu lạc bộ ngàn tỷ đồng” với thu ngân sách đạt hơn 1.000 tỷ và năm 2011 đạt 4.200 tỷ đồng. So về thu ngân sách, năm 2011, Quảng Nam đứng vào khoảng thứ 20 so với các tỉnh thành trên toàn quốc. Năm 2011, du khách đến Quảng Nam là 2,5 triệu người, trong đó du khách quốc tế đạt 1,5 triệu người, đứng thứ 4 toàn quốc về lượng khách quốc tế đến tham quan nghĩ dưỡng.
Hệ thống đường đô thị từng bước quy hoạch, xây dựng có hệ thống khi Quảng Nam đã nhựa hóa được hơn 200km, gần 3.400 km đường giao thông nông thôn đã đựơc bêtông hóa. Kết cấu hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai đã đựơc đầu tư tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đến nay, Quảng Nam đã có 9 khu, cụm công nghiệp với 115 dự án với tổng số vốn là 1,4 tỷ USD và 2.300 tỷ đồng, đựơc xây dựng trên diện tích 4.390 ha.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, công nghiệp và dịch vụ ngày càng trở thành trụ cột chính của nền kinh tế. Năm 1997, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp chiếm gần 48% GDP, năm 2011 xuống còn 21%; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 52% lên đến 79%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5 đến 3%/năm, đời sống nhân dân đựơc nâng lên, thu nhập bình quân đầu người từ 2,1 triệu đồng/năm (1997) lên 22,5 triệu đồng/người/năm (năm 2011) tăng trên 10 lần.
Chỉ sau 15 năm tái lập, từ một tỉnh nghèo, thuần nông, Quảng Nam đã nỗ lực vươn mình đứng dậy phát triển đồng đều về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững và chú trọng đảm bảo an sinh xã hội. Đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình “lột xác” của Quảng Nam trở thành “Người khổng lồ” trong khu vực, tiến tới xây dựng một tỉnh Quảng Nam cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX đã đề ra./.
Từ trong rơm rạ
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá IX, từ ngày 1/1/1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đựơc chia tách thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Sau khi tái lập, Quảng Nam có diện tích 10.438 km2 với 1,348 triệu dân. Toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện tương ứng với 244 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có đến 9 huyện miền núi đặc biệt khó khăn như Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My…
Vốn là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm thâp, thuần nông, đời sống nhân dân còn nghèo, hạ tầng còn nhiều yếu kém, thiên tai liên tục xảy ra ảnh hưởng nặng nghề đến sản xuất cũng như đời sống của người dân (85% dân cư nông thôn, 78% lao động nông nghiệp). Tỷ lệ hộ nghèo 27,35% theo chuẩn cũ, nhiều huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 50% số dân như Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang… Đời sống đại bộ phân nhân dân gặp không ít khó khăn.
Nếu như trong chiến tranh vệ quốc, Quảng Nam đựơc mệnh danh là “đi đầu diệt Mỹ” thì sau chiến tranh cũng là địa phương có số lượng liệt sỹ, thương bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, và người có công với cách mạng cao nhất cả nước với 7.475 Mẹ Việt Nam anh hùng, 111.440 liệt sỹ và người có công, 33.350 cán bộ tham gia kháng chiến… Phần nào người dân nơi đây đã quen với tập quán sản xuất nông nghiệp, ít bon chen, cạnh tranh và an phận với những “thành tích” đạt đựơc. Chính vì vậy, nên kinh tế xã hội cũng như đời sống người dân nơi đây nghèo vẫn hoàn nghèo.
Cơ sở hạ tầng giao thông Quảng Nam vào những năm 1997-1998 là một trong những vấn đề bức xúc của tỉnh Quảng Nam. Bởi vì hầu hết đường sá, cầu cống còn quá xập xệ, nhỏ hẹp, không thể đáp ứng nhu cầu thông thương trong thời kỳ mới. Hệ thống đường quốc lộ và các tuyến đường liên huyện chỉ có 32% đường rải nhựa, còn lại là đường đất.
Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, trong thời kỳ đầu mới tái lập tỉnh, Quảng Nam gặp muôn vàn gian khó kể cả về nhân lực vật lực, tài nguyên thiên nhiên chưa đựơc phát huy, nội lực còn vẫn nằm ở dạng tiềm năng. Tuy nhiên nhờ sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cả tỉnh đến nay Quảng Nam đã đạt đựơc nhưng thành tựu đáng trân trọng, sánh vai với những tỉnh thành phát triển trên toàn quốc.
Vươn mình thành “Người khổng lồ”
Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam tập trung mọi nỗ lực, chung sức chung lòng đẩy mạnh phát triển khi tế-xã hội. Trong những năm đầu, Quảng Nam đã tập trung cải cách hành chính, tăng cường thu hút đầu tư; thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế, du lịch ngày càng phát triển; từng bước giải quyết yêu cầu bức thiết của sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là là đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi cao…
Từ một tỉnh có thu ngân sách nội địa đạt 157 tỷ đồng năm 1997, đến năm 2005, Quảng Nam đã gia nhập “câu lạc bộ ngàn tỷ đồng” với thu ngân sách đạt hơn 1.000 tỷ và năm 2011 đạt 4.200 tỷ đồng. So về thu ngân sách, năm 2011, Quảng Nam đứng vào khoảng thứ 20 so với các tỉnh thành trên toàn quốc. Năm 2011, du khách đến Quảng Nam là 2,5 triệu người, trong đó du khách quốc tế đạt 1,5 triệu người, đứng thứ 4 toàn quốc về lượng khách quốc tế đến tham quan nghĩ dưỡng.
Hệ thống đường đô thị từng bước quy hoạch, xây dựng có hệ thống khi Quảng Nam đã nhựa hóa được hơn 200km, gần 3.400 km đường giao thông nông thôn đã đựơc bêtông hóa. Kết cấu hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai đã đựơc đầu tư tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đến nay, Quảng Nam đã có 9 khu, cụm công nghiệp với 115 dự án với tổng số vốn là 1,4 tỷ USD và 2.300 tỷ đồng, đựơc xây dựng trên diện tích 4.390 ha.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, công nghiệp và dịch vụ ngày càng trở thành trụ cột chính của nền kinh tế. Năm 1997, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp chiếm gần 48% GDP, năm 2011 xuống còn 21%; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 52% lên đến 79%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5 đến 3%/năm, đời sống nhân dân đựơc nâng lên, thu nhập bình quân đầu người từ 2,1 triệu đồng/năm (1997) lên 22,5 triệu đồng/người/năm (năm 2011) tăng trên 10 lần.
Chỉ sau 15 năm tái lập, từ một tỉnh nghèo, thuần nông, Quảng Nam đã nỗ lực vươn mình đứng dậy phát triển đồng đều về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững và chú trọng đảm bảo an sinh xã hội. Đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình “lột xác” của Quảng Nam trở thành “Người khổng lồ” trong khu vực, tiến tới xây dựng một tỉnh Quảng Nam cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX đã đề ra./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)