Ngày 5/9, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỳ họp bất thường, thảo luận và thông qua đề án “Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái.”
Theo đề án, tỉnh Quảng Ninh sẽ chọn ba trụ cột phát triển kinh tế đó là: phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, nhất là các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như cảng biển, hậu cần cảng biển, hàng không, viễn thông, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục…; phát triển công nghiệp xanh như công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường) như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, thông tin, viễn thông…; phát triển kinh tế biển và nông nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh đề nghị với trung ương cho phép hình thành hai đặc khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái. Trong đó, khu Vân Đồn tập trung phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng) và kinh tế biển; khu Móng Cái tập trung phát triển dịch vụ thương mại biên giới, nhất là thương mại tự do, xây dựng đặc khu kinh tế song phương, dịch vụ du lịch và góp phần bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh khu vực biên giới, tăng cường công tác đối ngoại.
Tại kỳ họp, các đại biểu đã phát huy dân chủ bổ sung những ý kiến tham gia vào Đề án, có tính thực tiễn và đi đến thống nhất ban hành Nghị quyết kỳ họp. Các đại biểu cũng nhận thấy Quảng Ninh đang phát triển không bền vững, chưa xứng với tiềm năng lợi thế của một vùng “Việt Nam thu nhỏ.”
Vì vậy, việc xây dựng Đề án nhằm tạo sự đột phá, khai thác tối đa, lợi thế xây dựng Quảng Ninh trở thành địa bàn động lực, xứng đáng là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng là việc làm thiết thực và rất quan trọng đối với tỉnh.
Nhiều đại biểu góp ý cần tập trung vào giải pháp đào tạo nguồn nhân lực để Quảng Ninh những năm tới phải có được nguồn nhân lực trình độ cao về quản lý kinh tế, khoa học công nghệ và ngoại ngữ… Ngay từ bây giờ, từng ngành, từng địa phương trong tỉnh phải có phương án, kế hoạch xây dựng nguồn cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới.a
Trước đó, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số địa phương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam về đề án. Hầu hết các ý kiến đều ủng hộ, đánh giá cao việc xây dựng Đề án của Quảng Ninh và nhất trí hỗ trợ Quảng Ninh thực hiện Đề án với điều kiện cao nhất.
Kết thúc kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã nhất trí ra Nghị quyết thông qua Đề án để trình Bộ Chính trị thông qua trong thời gian tới./.
Theo đề án, tỉnh Quảng Ninh sẽ chọn ba trụ cột phát triển kinh tế đó là: phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, nhất là các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như cảng biển, hậu cần cảng biển, hàng không, viễn thông, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục…; phát triển công nghiệp xanh như công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường) như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, thông tin, viễn thông…; phát triển kinh tế biển và nông nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh đề nghị với trung ương cho phép hình thành hai đặc khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái. Trong đó, khu Vân Đồn tập trung phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng) và kinh tế biển; khu Móng Cái tập trung phát triển dịch vụ thương mại biên giới, nhất là thương mại tự do, xây dựng đặc khu kinh tế song phương, dịch vụ du lịch và góp phần bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh khu vực biên giới, tăng cường công tác đối ngoại.
Tại kỳ họp, các đại biểu đã phát huy dân chủ bổ sung những ý kiến tham gia vào Đề án, có tính thực tiễn và đi đến thống nhất ban hành Nghị quyết kỳ họp. Các đại biểu cũng nhận thấy Quảng Ninh đang phát triển không bền vững, chưa xứng với tiềm năng lợi thế của một vùng “Việt Nam thu nhỏ.”
Vì vậy, việc xây dựng Đề án nhằm tạo sự đột phá, khai thác tối đa, lợi thế xây dựng Quảng Ninh trở thành địa bàn động lực, xứng đáng là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng là việc làm thiết thực và rất quan trọng đối với tỉnh.
Nhiều đại biểu góp ý cần tập trung vào giải pháp đào tạo nguồn nhân lực để Quảng Ninh những năm tới phải có được nguồn nhân lực trình độ cao về quản lý kinh tế, khoa học công nghệ và ngoại ngữ… Ngay từ bây giờ, từng ngành, từng địa phương trong tỉnh phải có phương án, kế hoạch xây dựng nguồn cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới.a
Trước đó, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số địa phương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam về đề án. Hầu hết các ý kiến đều ủng hộ, đánh giá cao việc xây dựng Đề án của Quảng Ninh và nhất trí hỗ trợ Quảng Ninh thực hiện Đề án với điều kiện cao nhất.
Kết thúc kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã nhất trí ra Nghị quyết thông qua Đề án để trình Bộ Chính trị thông qua trong thời gian tới./.
Văn Đức (TTXVN)